Thiết bị vào và thiết bị ra

Thiết bị vào và thiết bị ra trang 5 sách giáo khoa tin học lớp 7, NXB Chân trời sáng tạo, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng. Bài 1. Thiết bị vào và thiết bị ra.

KHỞI ĐỘNG

Nhằm hỗ trợ hoạt động thông tin của con người, máy tính được chế tạo gồm các thiết bị có chức năng tiếp nhận thông tin vào; xử lí, lưu trữ thông tin; đưa thông tin ra. Em hãy cho biết chức năng của các thiết bị ở Hình 1.

Một số thiết bị của máy tính, thiết bị vào, thiết bị ra, thiết bị lưu trữ
Hình 1. Một số thiết bị của máy tính

Đáp án: Chức năng của các thiết bị:

Chuột, bàn phím: tiếp nhận thông tin vào

Màn hình, loa: đưa thông tin ra

CPU, ổ đĩa cứng: xử lí, lưu trữ thông tin

KHÁM PHÁ

Thiết bị vào và thiết bị ra

1. Ghép thiết bị vào ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.

thiết bị vào

Đáp án:

Thiết bị vào: 1 – e; 2 – c; 3 – a; 4 – b; 5 – d.

2. Ghép thiết bị ra ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.

thiết bị ra
thiết bị ra

Đáp án:

Thiết bị ra: 1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b.

Lắp ráp, sử dụng thiết bị an toàn

Câu hỏi: Hãy kể tên các cổng kết nối mà em biết và theo em cổng kết nối nào là thông dụng nhất hiện nay?

Đáp án:

Một số cổng kết nối thường gặp trên các máy tính hiện nay là USB, HDMI, VGA. Cổng kết nối thông dụng nhất là cổng USB, USB-A là cổng thông dụng trên máy tính để bàn, máy tính xách tay; USB-C là cổng kết nối thông dụng trên thiết bị cầm tay (điện thoại thông minh).

Câu hỏi: Khi thực hiện lắp ráp thiết bị, nếu thực hiện một trong những thao tác không đúng dưới đây thì sẽ dẫn đến điều gì (sử dụng các gợi ý dưới đây)?

A. Cắm đầu nối vào cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước không phù hợp.

B. Ấn đầu nối vào cổng kết nối khi chưa chỉnh cho vừa khớp.

C. Lắc mạnh khi đưa đầu nối vào cổng kết nối.

D. Không giữ thiết bị có cổng kết nối khi thực hiện ấn đầu nối vào cổng kết nối.

E. Không giữ đầu nối thẳng với cổng kết nối khi cắm.

G. Đầu nối không được cắm chặt vào cổng kết nối.

H. Chạm tay vào phần kim loại của máy tính khi chưa ngắt nguồn điện.

Sử dụng các gợi ý sau đây:

1. Không cắm được đầu nối vào cổng kết nối.

2. Cong, gẫy, hỏng chân cắm của cổng kết nối, đầu nối.

3. Hỏng thiết bị.

4 Có thể bị điện giật.

5. Thiết bị không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định.

6. Có thể làm trượt, rơi gây đổ, vỡ thiết bị.

Đáp án: A – 1; B – 2; C – 3; D – 6; E – 1; G – 5; H – 4.

Câu hỏi: Theo em, nên hay không nên làm những việc nào dưới đây?

A. Giữ tay khô, sạch khi thao tác với máy tính.

B. Gõ phím nhẹ, dứt khoát.

C. Di chuyển chuột ở bề mặt gồ ghề hoặc mặt phẳng trơn bóng (ví dụ như mặt kính).

D. Đóng các chương trình ứng dụng rồi tắt máy tính bằng chức năng Shut down.

E. Tắt máy tính bằng cách ngắt nguồn điện cấp cho máy tính hoặc nhấn giữ nút nguồn điện trên thân máy.

G. Vừa ăn, uống vừa sử dụng máy tính.

Đáp án:

Nên: A, B, D, H.

Không nên: C, E, G.

LUYỆN TẬP

1. Hãy kể tên các thiết bị vào – ra của máy tính để bàn, điện thoại thông minh. Theo em, vì sao lại có nhiều loại thiết bị vào – ra?

Đáp án:

Một số thiết bị vào (như bàn phím, chuột, micro, máy quét, camera, màn hình cảm ứng, máy ảnh kĩ thuật số, máy ghi hình kĩ thuật số); thiết bị ra (màn hình, loa, tai nghe, máy in, máy chiếu).

Có nhiều loại thiết bị vào để tiếp nhận thông tin dạng khác nhau vào máy tính như văn bản, hình ảnh, âm thanh, tiếp xúc, chuyển động. Tương tự, cần có nhiều loại thiết bị ra để đưa thông tin ra ở những dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh.

2. Theo em, vì sao các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng? Nêu ví dụ minh họa.

Đáp án:

Thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng để thuận tiện cho việc sử dụng; thiết bị vào – ra của máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh được thiết kế nhỏ, gọn để thuận tiện khi di chuyển, sử dụng.

3. Hãy nêu một số thao tác lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng sẽ gây lỗi cho thiết bị, phần mềm, dữ liệu, nguy hiểm cho con người.

Đáp án:

  • Để máy tính bị ẩm ướt, bụi, bẩn sẽ gây lỗi, hư hỏng thiết bị.
  • Va đập mạnh sẽ gây lỗi, hỏng thiết bị, hệ thống máy tính.
  • Rút thiết bị nhớ khỏi máy tính khi đang mở ứng dụng (ví dụ phần mềm sọa thảo văn bản) đang ghi dữ liệu vào thiết bị nhớ có thể dẫn đến bị mất, hỏng dữ liệu.
  • Tắt máy tính bằng cách nhấn nút nguồn trên thân máy hoặc ngắt nguồn điện cung cấp cho máy tính có thể sẽ gây lỗi cho hệ thống máy tính.

VẬN DỤNG

Tìm hiểu và cho biết những bộ phận nào của máy tính trong Phòng thực hành Tin học hay bị hỏng. Theo em nguyên nhân các thiết bị đó hay bị hỏng là gì?

Đáp án:

Những bộ phận máy tính trong Phòng thực hành Tin học hay bị hỏng:

  • Ổ cứng phải thường xuyên hoạt động trên những nhiều tác vụ trong thời gian dài gây giảm hiệu suất.
  • Bàn phím được sử dụng nhiều và lâu dài có thể gặp tình trạng cũ hỏng, hư phím hoặc gặp lỗi khi sử dụng.

__________***__________

Xem các bài giải khác tại https://bumbii.com/giai-bai-tap-sgk-tin-hoc-lop-7-nxb-chan-troi-sang-tao/

Xem thêm các bài trong chủ đề 1 Máy tính và cộng đồng:

Bài 2. Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng

Bài 3. Thực hành thao tác với tệp và thư mục

Bài 4. Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x