Game-based Learning – Phương pháp học tập dựa trên trò chơi

Game-based Learning (GBL) là phương pháp học tập dựa trên trò chơi, đây là phương pháp giảng dạy được nghiên cứu từ những năm 1950 và ngày càng được áp dụng phổ biến đến hôm nay. Trẻ em ngày nay đang trở nên hiểu biết và thành thạo công nghệ từ sớm, điều này tạo điều kiện để các nhà công nghệ giáo dục phát triển thêm nhiều sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu. Đã qua rồi cái thời học sinh chỉ học qua sách giáo khoa, công nghệ đang từng bước lấn sâu vào nghành giáo dục.

1. Game-based Learning (Học tập dựa trên trò chơi) là gì?

Nếu bạn cho bất kì một đứa trẻ nào chọn giữ chơi và học, chắc chắn ai cũng biết rõ câu trả lời cho mình. Chính vì nguyên nhân này, các học giả bắt đầu nghiên cứu và tích hợp trò chơi vào việc giảng dạy nhằm tăng hiệu quả học tập cho trẻ. Từ đây, thuật ngữ Game-based Laerning ra đời, hiểu đơn giản đây là phương pháp giảng dạy sử dụng sức mạnh của trò chơi nhằm truyền cảm hứng và tăng hiệu quả kết quả học tập của học sinh.

2. Lợi ích của học tập dựa trên trò chơi.

  • Giúp trẻ tự giải quyết vấn đề: những nội dung được thiết kế sống động, có bối cảnh cụ thể giúp trẻ dễ dàng hiểu mối quan hệ giữa nguyên nhân – kết quả. Từ đó, hình thành tư duy logic và có thể tự đưa ra các quyết định ngoài cuộc sống.
  • Phát triển tư duy phản biện: những nghiên cứu được thực hiện để kết luận được rằng Game-based Learning – học tập dựa trên trò chơi còn cải thiện kỹ năng tư duy phản biện của học sinh. Khi trẻ được rèn luyện để tự đưa ra các quyết định cho mình, từ đó hình thành sự tự tin khi trao đổi – thảo luận khi làm việc nhóm hoặc đứng trước đám đông. Sự phản biện mang tính xây dụng và đóng góp là điều vô cùng ý nghĩa đối với gia đình và xã hội.
  • Tạo động lực học tập: Những buổi chấm điểm nhàm chán đến tê dại của giáo viên, những buổi ép buộc con ngồi vào bàn học tập của phụ huynh vẫn tiếp diễn hằng ngày hằng giờ. Điều này vô tình gây ra những căng thẳng hoặc xung đột cho cả 2 bên. Vì lẽ đó, việc kết hợp các yếu tố trò chơi giải trí vào các bài học nhằm tự tạo động lực học tập cho trẻ, học sinh sẽ trở nên gắn kết và có hứng thú học tập hơn mà không cần bất kì một hình thức ép buộc nào cả. Bên cạnh đó, sự thư giãn trong khi học tập còn tăng hiệu quả học tập.
  • Giải quyết những trường hợp cần nhu cầu giáo dục đặc biệt: đây là điều không mấy vui vẻ nhưng trường hợp trẻ em ngày nay mắc các chứng bệnh về tinh thần ngày càng cao, trầm cảm, tự kỹ, sợ giao tiếp,…Vì thế, việc áp dụng phương pháp học bằng trò chơi đã tạo ra môi trường tích cực hơn, phù hợp hơn đối với những trường hợp trên.

3. Mặt trái của Game-based Learning (học tập dựa trên trò chơi).

Tuy học tập dựa trên trò chơi đang ngày càng phát triển, nhưng chúng không thể thay thế cách học truyền thống và giáo viên. Chúng chỉ có thể bổ trợ, tăng cường hiệu quả học tập tùy theo sự hiệu biết và cách áp dụng thông minh của chúng ta.

Để đảm bảo mang lại sự thành công về học tập, bạn cần lưu ý những vấn đề chính sau:

  • Tránh dành quá nhiều thời gian trên màn hình.
  • Lưu ý nội dung truyền đạt, sử dụng những nội dung có nguồn uy tín và được kiểm định.
  • Chơi quá nhiều có thể làm xao lãng và nghiện đối với trẻ.
  • Không sử dụng để thay thế hoàn toàn cách học truyền thống.

4. Kết luận

Không thể phủ nhận phương pháp học Game-based Learning đang ngày càng phổ biến, nó không chỉ dành cho trẻ em mà còn dành cho người lớn. Những nghiên cứu đã chứng minh được GBL mang lại kết quả học tập hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn cần hiểu các đặc điểm về tính cách của con mình –  học sinh của mình để ứng dụng phương pháp này một cách khôn ngoan. Sự kết hợp cân bằng dựa vào cách học truyền thống và học tập dựa trên trò chơi có thể sẽ mang lại kết quả như bạn mong muốn.

4 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
thanh
thanh
4 tháng trước

hay

1
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×