Bài 7. Thực hành tổng hợp SGK

Bài 7 Thực hành tổng hợp SGK Tin học Lớp 11 định hướng tin học ứng dụng trang 124 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề EICT. Ứng dụng tin học. Phần mềm chỉnh sửa ảnh và làm video. Bài 7. Thực hành tổng hợp.

Nhiệm vụ 1. Thực hành chỉnh sửa ảnh và tạo ảnh động

Yêu cầu:

Hãy chọn một số bức ảnh về một chủ đề nào đó, ví dụ các ảnh chụp từ cáp treo lên đỉnh Phan Xi Păng (Hình 1). Sau đó, hiệu chỉnh màu sắc để có màu sắc tương đồng và tẩy xoá các chi tiết không mong đợi để được các ảnh như ở Hình 2.

Hình 1. Các ảnh được chụp tại các thời điểm khác nhau

Công việc 1. Chỉnh sửa ảnh

Bước 1. Tẩy xoá chi tiết không mong đợi

– Mở ảnh ở Hình 1a rồi sử dụng công cụ Clone để xoá dây cáp treo, sử dụng công cụ Healing để làm mờ vết xoá nếu có. Kết quả nhận được như ảnh ở Hình 2a.

– Xuất ảnh sang một tệp ảnh với định dạng chuẩn.

Hình 2. Các ảnh ở Hình 1 được chỉnh lại màu sắc và xoá dây cáp treo

Bước 2. Điều chỉnh lại màu sắc cho ảnh

Thực hiện điều chỉnh màu sắc cho ảnh ở Hình 1b như sau:

– Mở ảnh ở Hình 1b rồi thực hiện lệnh Colors\Curves để mở hộp thoại Curves. – — Trong hộp thoại Curves, lần lượt chọn các kênh màu từ danh sách Channel rồi kéo dây cung màu đến các vị trí như ở Hình 3 để giảm các màu đỏ và tăng các màu xanh. Kết quả nhận được như ở Hình 2b.

– Thực hiện tương tự cho ảnh ở Hình 1c nhưng giảm các màu xanh và tăng các màu đỏ để nhận kết quả như ở Hình 2c. Xuất các ảnh vừa được điều chỉnh màu sang các tệp ảnh với định dạng chuẩn để sử dụng.

Hình 3. Hiệu chỉnh màu

Công việc 2. Tạo ảnh động

Từ ba ảnh đã được chỉnh sửa trên đây, có thể tạo ảnh động với hiệu ứng mờ dần như hướng dẫn ở bài học tạo ảnh động, cụ thể như sau:

Bước 1. Tạo tệp ảnh mới và mở các ảnh tĩnh dưới dạng các lớp ảnh

Tạo một tệp ảnh mới với lớp nền trắng sau đó mở các tệp ảnh trên đây dưới dạng các lớp ảnh bằng lệnh File\Open as Layers.

Bước 2. Tạo dãy khung hình cho ảnh động

Thực hiện lệnh Filters\Animation và chọn Blend để tạo ảnh động với hiệu ứng mờ dần. Hộp thoại Script-Fu: Blend xuất hiện, nhập các tham số cho ảnh động như ở Hình 4 và nháy lệnh OK.

Hình 4. Hiệu ứng Blend

Intermediate frames: Số lượng khung hình trung gian cho mỗi ảnh tĩnh.

Max. blur radius: Độ mờ tối đa giữa hai khung hình.

Looped: Chỉ định nội dung ảnh động có lặp lại hay không.

Sau khi nháy chuột vào lệnh OK, một tệp ảnh mới được tạo ra với các lớp ảnh biểu thị các khung hình của ảnh động. Tên các lớp ảnh có dạng “Frame n” trong đó n là số thứ tự khung hình (Hình 5). Theo ví dụ, số lượng khung hình là 12, gồm 3 khung hình 1, 5, 9 của 3 ảnh tĩnh ban đầu và 9 khung hình trung gian cho 3 ảnh tĩnh.

Hình 5. Các khung hình của ảnh động

Bước 3. Gắn thời gian cho các khung hình

Thực hiện lệnh Filters\Animation\Optimize (for GIF) để GIMP tự động tạo dãy khung hình gắn với thời gian. Nháy đúp chuột vào tên các khung hình 1, 5 và 9 ứng với ảnh rõ nhất để tăng thời gian hiển thị các khung hình này, chẳng hạn là 500 ms.

Bước 4. Xem trước và xuất ảnh động

Thực hiện như hướng dẫn ở phần tạo ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế để xem trước ảnh động. Tiếp theo, xuất ảnh động sang định dạng GIF để sử dụng.

Xem các bài giải khác tại Giải sách giáo khoa tin học lớp 11 Tin học ứng dụng – Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x