Bài 9. Ước và bội

Bài 9. Ước và bội trang 25 Vở bài tập toán lớp 6 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo

\(1\). Điền “ước” hoặc “bội” vào chỗ chấm cho thích hợp:

a) \(35\) là …… của \(7.\)

b) \(72\) là …… của \(12.\)

c) \(9\) là …… của \(63.\)

d) Cho \(a, b, c\) là các số tự nhiên khác \(0.\) Nếu \(a = bc\) thì:

\(\text{ }\)i. \(a\) là …… của \(b;\)

\(\text{ }\)ii. \(a\) là …… của \(c;\)

\(\text{ }\)iii. \(b\) là …… của \(a;\)

\(\text{ }\)iv. \(c\) là …… của \(a.\)

Giải

a) bội

b) bội

c) ước

d) i. bội ; ii. bội ; iii. ước ; iv. ước.

\(\)

\(2\). Viết lại mỗi tập hợp sau theo cách liệt kê các phần tử:

a) \(A=\{x\in B\left(7\right)|15≤x≤30\};\)

b) \(B=\{x\in U\left(30\right)|x>8\}.\)

Giải

a)

Ta có \(7.3=21, 7.4=28\) nên \(A=\{21;28\}.\)

b)

Vì \(30=10.3=15.2=30.1\) nên \(B=\{10;15;30\}.\)

Chú ý: Ở bài này các em thường bị sót ước \(30.\) Hãy nhớ rằng số tự nhiên \(n,\) với \(n>1\) luôn có ít nhất hai ước là \(1\) và chính nó.

\(\)

\(3\).

a) Tìm các số tự nhiên \(a\) sao cho \(a\) là bội của \(12\) và \(9 < a < 100.\)

b) Tìm các số tự nhiên \(b\) sao cho \(b\) là ước của \(72\) và \(15<b≤36.\)

c) Tìm các số tự nhiên \(c\) sao cho \(c\) vừa là bội của \(12\) vừa là ước của \(72\) và \(16≤c≤50.\)

Giải

a)

Ta có: \(B(12) = \{0; 12; 24; 36; 48; 60; 72; 84; 96; 108;…\}.\)

Do đó các số \(a\) vừa là bội của \(12\) mà \(9 < a < 100\) là \(12; 24; 36; 48; 60; 72; 84; 96\)

b)

Ta có: \(Ư(72) = \{1; 2; 3; 4; 6; 8; 9; 12; 18; 24; 36; 72\}.\)

Do đó các số \(b\) là ước của \(72\) và \(15<b≤36\) là \(18; 24; 36.\)

c)

Ta có:

\(B(12) = \{0; 12; 24; 36; 48; 60;…\}.\)

\(Ư(72) = \{1; 2; 3; 4; 6; 8; 9; 12; 18; 24; 36; 72\}.\)

Các số \(c\) vừa là bội của \(12\) vừa là ước của \(72\) và \(16≤c≤50\) là \(24\) và \(36.\)

\(\)

\(4\). Lớp của Lan có \(36\) bạn và phân công \(2\) bạn trực nhật một ngày. Hôm nay thứ Hai là ngày đầu tiên mà Lan và Mai trực nhật.

a) Lần trực nhật thứ ba của Lan và Mai cách lần trực nhật đầu tiên bao nhiêu ngày (không tính ngày được nghỉ học).

b) Trường Lan học \(6\) ngày mỗi tuần. Vậy lần trực thứ hai của Lan và Mai là vào ngày thứ mấy trong tuần? Biết rằng trong học kì \(1,\) trường Lan không được nghỉ học ngày nào trừ các ngày chủ nhật.

Giải

a)

Vì \(2\) bạn trực nhật một ngày nên sẽ có tất cả là \(36:2=18\) nhóm trực nhật.

Do đó một nhóm sẽ trực nhật lần tiếp theo sau \(18\) ngày (không tính ngày được nghỉ học).

Vậy lần trực nhật thứ ba của Lan và Mai cách lần trực nhật đầu tiên \(18 + 18 = 36\) ngày. (không tính ngày được nghỉ học).

b)

Theo lập luận ở câu a) lần trực nhật thứ hai của Lan và Mai cách lần trực nhật đầu tiên \(18\) ngày. (không tính ngày được nghỉ học).

Mỗi tuần học có \(6\) ngày nên sau \(18:6=3\) tuần thì Lan và Mai sẽ trực lần thứ hai, cụ thể là vào Thứ hai của tuần thứ tư. (ở đây ta xem lần trực nhật đầu tiên là vào tuần thứ nhất).

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

Xem bài giải tiếp theo: Bài 10. Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố (Phần 1: Bài 1 đến Bài 5)

Xem các bài giải khác: Giải bài tập Toán Lớp 6 – NXB Chân Trời Sáng Tạo

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x