Chủ đề B. Bài 1. Mạng máy tính với cuộc sống

Bài 1. Mạng máy tính với cuộc sống sách bài tập Tin Học lớp 10Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet. Bài 1. Mạng máy tính với cuộc sống.

Câu B1

Ứng dụng nào sau đây của Internet không cùng loại với những ứng dụng còn lại?

A. E-Learning.

B. Nguồn học liệu mở.

C. OpenCourseWare.

D. E-Government.

Đáp án:

Phương án D không cùng loại với những đáp án còn lại, vì E-Government là ứng dụng chính phủ điện tử, trong khi những mục còn lại chỉ liên quan đến giáo dục.

A. E-Learning: Dạy và học trực tuyến.

B. Nguồn học liệu mở.

C. OpenCourseWare: Nguồn học liệu mở.

D. E-Government: Chính phủ điện tử.

Câu B2

Trong các câu sau, những câu nào đúng?

Hình thức học trực tuyến (E-Learning) đem lại cho học sinh những thuận lợi là:

1) Học sinh không nhất thiết phải tới trường mà có thể học ở nhà, ở thư viện hay bất kì nơi nào có kết nối Internet.

2) Học sinh không nhất thiết phải trả học phí mà vẫn có thể khai thác những nguồn học liệu mở được cung cấp miễn phí trên mạng.

3) Cung cấp cho học sinh những nguồn học liệu mở đa dạng bao gồm: các bài giảng, tài liệu tham khảo, bài tập, thí nghiệm ảo, bài kiểm tra được tổ chức một cách sinh động dưới nhiều dạng như siêu văn bản, âm thanh, hình ảnh động, video.

4) Học sinh không gặp gỡ hay liên hệ với thầy, cô giáo dưới bất cứ hình thức nào.

Đáp án: Phương án 1, 2, 3.

1) Học sinh không nhất thiết phải tới trường mà có thể học ở nhà, ở thư viện hay bất kì nơi nào có kết nối Internet.

2) Học sinh không nhất thiết phải trả học phí mà vẫn có thể khai thác những nguồn học liệu mở được cung cấp miễn phí trên mạng.

3) Cung cấp cho học sinh những nguồn học liệu mở đa dạng bao gồm: các bài giảng, tài liệu tham khảo, bài tập, thí nghiệm ảo, bài kiểm tra được tổ chức một cách sinh động dưới nhiều dạng như siêu văn bản, âm thanh, hình ảnh động, video.

Câu B3

Gia đình bạn An cần tìm hiểu và làm thủ tục đóng thuế trước bạ về đất đai, nhưng do dịch Covid-19 nên phải hạn chế đi lại. Trong trường hợp này, ứng dụng nào sau đây của mạng máy tính là hữu ích? Hãy giải thích câu trả lời của em.

A. E-Learning.

B. E-Government.

C. E-Commerce.

D. E-Payment.

Đáp án: B. E-Government

E-Government là ứng dụng chính phủ điện tử, cho phép người dân tìm hiểu và thực hiện những thủ tục hành chính qua mạng một cách thuận tiện và dễ dàng.

Ví dụ: Trang web https://dichvucong.gov.vn

Câu B4

Những tờ tiền giấy có thể bị bẩn, bị rách hoặc bị làm giả. Ứng dụng nào sau đây của Internet giúp khắc phục những hạn chế đó?

A. E-Learning.

B. E-Government.

C. Mạng xã hội.

D. E-Payment.

Đáp án: Phương án D. E-Payment

Ứng dụng Thanh toán điện tử (E-Payment) giúp khắc phục những hạn chế của việc thanh toán bằng tiền mặt, ví dụ như giúp các cơ quan chức năng quản lí và kiểm soát được những giao dịch tài chính trên toàn quốc, nhờ đó tránh thất thu thuế và phát hiện được những hoạt động gian lận và phi pháp liên quan tới tài chính.

Câu B5

Trong các câu sau, những câu nào đúng?

Ưu điểm của việc liên lạc qua email so với việc gửi thư qua bưu điện là:

1) Chi phí thấp hơn.

2) Thời gian chuyển thông tin nhanh hơn.

3) Bức thư không bao giờ bị thất lạc hay bị kẻ gian đọc trộm.

4) Có thể gửi cả âm thanh, hình ảnh, video.

5) Thuận tiện hơn cho người sử dụng.

Đáp án:

Tất cả phương án 1, 2, 4, 5 trên đều đúng. Đó là những ưu điểm của kênh liên lạc qua email khi so sánh với việc gửi thư qua bưu điện. Ở câu 3 sai, vì email có thể bị hacker đọc trộm hoặc bị thất lạc. Chẳng hạn, nếu bộ lọc của phần mềm thư điện tử xếp nhầm một email vào mục Spam thì email đó có thể bị người nhận bỏ qua không đọc.

Câu B6

Trong các câu sau, những câu nào đúng?

Những hiện tượng phản ánh mặt trái của Internet là:

1) Sau khi xích mích với nhóm bạn, một học sinh trở thành đối tượng bị công kích bôi nhọ, bị đăng ảnh chế giễu trên mạng xã hội, mỗi ngày phải nhận hàng trăm email và tin nhắn mắng mỏ, lăng mạ từ những người lạ.

2) Vừa đọc xong đầu bài, An chẳng suy nghĩ gì mà lập tức lên mạng tìm kiếm sự trợ giúp hộ, lời giải mẫu để sao chép.

3) Một số thanh thiếu niên bắt chước cách ăn mặc, nói năng thiếu văn hoá trong những đoạn video được một số kẻ “giang hồ mạng” đăng trên kênh YouTube.

4) Ngày nào Bình không vào mạng xã hội ít nhất ba, bốn tiếng đồng hồ thì ngày đó Bình cảm thấy bồn chồn không yên, không thể học hành sinh hoạt được bình thường.

Đáp án:

Cả 5 câu đều đúng vì đều phản ánh những mặt trái của Internet.

1) Bị bắt nạt qua mạng.

2) Lười suy nghĩ, ít động não, ỷ lại vào Internet.

3) Bị tiêm nhiễm thói xấu.

4) Nghiện Internet.

Câu B7

Nếu sử dụng Internet một cách bất cẩn, máy tính có thể bị lây nhiễm loại phần mềm nào sau đây: Virus, Malware, Spyware, Worm, Adware.

Đáp án:

Nếu sử dụng Internet một cách bất cẩn, máy tính có thể bị lây nhiễm tất cả các loại phần mềm đã nêu.

Virus máy tính.

Malware: Phần mềm độc hại, gây hại cho thiết bị, dịch vụ hoặc hệ thống mạng.

Spyware: Phần mềm gián điệp, một loại virus máy tính được thiết kế để bí mật tìm kiếm, theo dõi thao tác bàn phím của người dùng nhằm đánh cắp các thông tin như tên, địa chỉ email, mật khẩu.

Worm: Sâu máy tính, một loại phần mềm độc hại thực hiện các hành vi như xoá tệp, đánh cắp dữ liệu, lây lan sang các máy tính khác qua mạng.

Adware: Một loại phần mềm độc hại thường tự động hiển thị cửa sổ quảng cáo ngoài ý muốn gây phiên nhiều cho người dùng.

Câu B8

Bật máy tính lên, An không tìm thấy những tệp dữ liệu của mình đâu nữa, thay vào đó trong thư mục xuất hiện những tên tệp lạ. Sau đó máy thường xuyên báo lỗi trong khi hoạt động, một số trình ứng dụng hoạt động không ổn định, có lúc chạy được nhưng cũng có lúc lại báo lỗi và yêu cầu khởi động lại. Những dấu hiệu đó báo hiệu điều gì?

1) Máy tính có thể đã bị lây nhiễm virus.

2) Máy tính có thể đã bị hỏng ổ đĩa cứng.

3) Máy tính có thể đã bị hỏng phần mềm.

4) Có thể do bạn An chưa biết cách sử dụng.

Đáp án:

Câu đúng là:

1) Máy tính có thể đã bị lây nhiễm virus.

3) Máy tính có thể đã bị hỏng phần mềm do bị virus phá hoại dẫn đến hậu quả.

Câu 2 sai, vì sự cố hỏng ổ đĩa cứng không làm đổi tên tệp mà chỉ khiến cho các tệp dữ liệu không truy xuất được nữa.

Câu 4 sai, dù bạn An chưa biết cách sử dụng thì cũng không thể dẫn đến hậu quả là “trình ứng dụng hoạt động không ổn định, có lúc chạy được nhưng cũng có lúc lại báo lỗi và yêu cầu khởi động lại”. Bạn An cũng không thể đổi tên tệp dữ liệu của mình mà không biết.

Câu B9

Những thao tác nào sau đây giúp phòng tránh phần mềm độc hại?

A. Cài đặt và sử dụng phần mềm diệt virus.

B. Tải về cài đặt những phần mềm lạ, có nguồn gốc không rõ ràng, dùng thử xong thì xoá đi.

C. Mở xem những email có nội dung hấp dẫn như: “Bạn đã may mắn trúng thưởng”.

D. Trong điều kiện máy tính đã cài đặt phần mềm diệt virus, có thể yên tâm truy cập vào các đường link và trang web lạ để tìm hiểu khám phá.

E. Trong điều kiện máy tính đã cài đặt phần mềm diệt virus, có thể yên tâm dùng USB lạ mà không cần kiểm tra, vì phần mềm diệt virus sẽ tự phát hiện và tiêu điệt virus nếu có.

Đáp án:

Thao tác giúp phòng tránh phần mềm độc hại là: A. Cài đặt và sử dụng phần mềm diệt virus.

Xem thêm các bài khác tại Giải Sách bài tập Tin học Lớp 10 – Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x