Chủ đề 5. Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách

Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách trang 115 sách giáo khoa Tin Học lớp 10NXB Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách.

DUYỆT DANH SÁCH VỚI TOÁN TỬ IN

Hoạt động 1. Sử dụng toán tử in với danh sách

Quan sát ví dụ sau để biết cách dùng toán tử in để duyệt một danh sách.

Dùng toán tử in để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách hay không.

Câu lệnh dùng toán tử in để kiểm tra <giá trị> có trong <danh sách> không, nếu có thì trả lại True nếu không thì trả về False như sau:

Sử dụng toán tử in để duyệt từng phần tử của danh sách.

Câu hỏi

1. Giả sử A = [“0”, “1”, “01”, “10”]. Các biểu thức sau trả về giá trị đúng hay sai?

a) 1 in A

b) “01” in A

Đáp án:

a) Sai.

b) Đúng.

2. Hãy giải thích ý nghĩa từ khoá in trong câu lệnh sau:

Đáp án:

Trong câu lệnh for i in range(10), từ khoá in có ý nghĩa là toán tử in vừa được học. Lệnh range(10) trả lại dãy có giá trị 0, 1, 2,…, 9, do đó lệnh lặp trên sẽ thực hiện lần lượt các bước lặp và cho i nhận các giá trị lần lượt lấy từ range(10).

MỘT SỐ LỆNH LÀM VIỆC VỚI DANH SÁCH

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số lệnh làm việc với danh sách

Quan sát ví dụ sau để tìm hiểu một số lệnh làm việc với dữ liệu kiểu danh sách.

Lệnh clear() xoá toàn bộ một danh sách

Lệnh remove(value) sẽ xoá phần tử đầu tiên của danh sách có giá trị value. Nếu không có phần tử nào như vậy thì sẽ báo lỗi.

Lệnh insert có chức năng chèn phần tử vào danh sách tại chỉ số cho trước.

Lệnh insert(index, value) sẽ chèn giá trị value vào danh sách tại vị trí index và đẩy các phần tử từ vị trí này sang phải.

Lưu ý, nếu k nằm ngoài phạm vi chỉ số của danh sách thì lệnh vẫn có tác dụng: nếu k < 0 thì chèn vào đầu danh sách, nếu k > len() thì chèn vào cuối danh sách.

Câu hỏi

1. Khi nào thì lệnh A.append(1) và A.insert(0,1) có tác dụng giống nhau?

Đáp án:

Hai lệnh A.append(1) và A.insert(0,1) có tác dụng giống nhau khi trước đó A rỗng.

2. Danh sách A trước và sau lệnh insert() là [1, 4, 10, 0] và [1, 4, 10, 5, 0]. Lệnh đã dùng là gì?

Đáp án:

Lệnh đã dùng là insert(3,5).

LUYỆN TẬP

Câu 1. Cho dãy số [1, 2, 2, 3, 4, 5, 5]. Viết lệnh thực hiện:

a) Chèn số 1 vào ngay sau giá trị 1 của dãy.

b) Chèn số 3 và số 4 vào danh sách để dãy có số 3 và số 4 liền nhau hai lần.

Đáp án:

a) A.insert(1,1)

b) A.insert(4,3); A.insert(5,4)

Câu 2. Cho trước dãy số A. Viết chương trình thực hiện công việc sau:

– Xoá đi một phần tử ở chính giữa dãy nếu số phần tử của dãy là số lẻ.

– Xoá đi hai phần tử ở chính giữa của dãy nếu số phần tử của dãy là số chẵn.

Đáp án:

– Xoá đi một phần tử ở chính giữa dãy nếu số phần tử của dãy là số lẻ.

– Xoá đi một phần tử ở chính giữa dãy nếu số phần tử của dãy là số chẵn.

VẬN DỤNG

Câu 1. Viết chương trình nhập n từ bàn phím, tạo và in ra màn hình dãy số A bao gồm n số tự nhiên chẵn đầu tiên.

Đáp án: Chương trình:

Câu 2. Dãy số Fibonacci được xác định như sau:

F0 = 0

F1 = 1

Fn= Fn-1 + Fn-2 (Với n > 2).

Viết chương trình nhập n từ bàn phím, tạo và in ra màn hình dãy số A bao gồm n số hạng đầu của dãy Fibonacci.

Đáp án: Chương trình:

__________***__________

Xem các bài giải khác tại Giải bài tập SGK tin học lớp 10 – NXB Kết nối tri thức với cuộc sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x