Bài 5. Ứng xử trên mạng

Giải bài tập bài 5 ứng xử trên mạng trang 23 sách giáo khoa Tin học lớp 7, NXB Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số. Bài 5. Ứng xử trên mạng.

1. GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CÓ VĂN HÓA QUA MẠNG

Hoạt động 1: Ngôn ngữ giao tiếp qua mạng

1. Em biết những phương thức giao tiếp qua mạng nào? Em đã từng sử dụng những phương thức nào?

Trả lời: Phương thức giao tiếp qua mạng: gửi và nhận thư điện tử, gửi và nhận tin nhắn, nói chuyện trực tuyến thông qua các ứng dụng, trên các diễn đàn, trên mạng xã hội,…Em từng sử dụng: thư điện tử Gmail; nhắn tin, trò chuyện qua ứng dụng Zalo, Messenger, Facebook,…

2. Theo em những đặc điểm khác nhau giữa giao tiếp gặp gỡ trực tiếp và giao tiếp qua mạng là gì?

Trả lời: Sự khác biệt giữa giao tiếp qua mạng với giao tiếp trực tiếp: Ẩn danh và không thấy mặt trực tiếp, dùng ngôn ngữ viết để thể hiện ý muốn diễn đạt.

3. Tại sao có những bạn khi giao tiếp qua mạng lại thiếu văn minh hơn so với giao tiếp trực tiếp?

Trả lời: các mối quan hệ qua mạng thường có phạm vi rộng, đa dạng và khó kiểm soát hơn trong đời thực, có thể ẩn danh, không thấy mặt nên có nhiều bạn ứng xử thiếu văn minh hơn so với giao tiếp trực tiếp.

Hoạt động 2: Nên hay không nên?

Em hãy cùng các bạn thảo luận những điều các em nghĩ là nên và không nên làm khi giao tiếp qua mạng rồi sắp xếp vào hai nhóm tương ứng. Các em có thể sử dụng những gợi ý sau:

  1. Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng.
  2. Giấu bố mẹ, thầy cô vấn đề khiến em căng thẳng, sợ hãi khi sử dụng qua mạng.
  3. Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,… văn minh, lịch sự.
  4. Bảo vệ tài khoản cá nhân trên mạng (ví dụ thư điện tử) của mình.
  5. Nói bậy, nói xấu người khác, sử dụng tiếng lóng, hình ảnh không lành mạnh.
  6. Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng.
  7. Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.
  8. Dành quá nhiều thời gian truy cập mạng, ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt của bản thân.
  9. Tự chủ bản thân để sử dụng mạng hợp lí.
  10. Đọc thông tin trong hộp thư điện tử của người khác.

Trả lời: Nên: a, c, d, f, i; Không nên: b, e, g, h, j.

Câu hỏi

1. Cách tốt nhất em nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì?

A. Nói lời xúc phạm người đó.

B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.

C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.

D. Đe dọa người bắt nạt mình.

Trả lời: C.

2. Là một người ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng, em sẽ có những hành động cụ thể nào?

Trả lời: Là người ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng, em sẽ tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng; sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,… văn minh, lịch sự;…

2. LÀM GÌ KHI GẶP THÔNG TIN CÓ NỘI DUNG XẤU TRÊN MẠNG?

Hoạt động 3: Xử lí tình huống khi đang truy cập mạng

Khi em đang truy cập mạng, máy tính thỉnh thoảng lại hiện lên những trang web có nội dung bạo lực, nội dung không phù hợp với lứa tuổi của em, em sẽ làm gì?

Trả lời: Nhờ người lớn cài đặt phần mềm chặn truy cập trang web xấu có những nội dung bạo lực, nội dung không phù hợp với lứa tuổi của em; đóng ngay các trang web đó nếu vô trình truy cập vào.

Câu hỏi

Những cách ứng xử nào sau đây là hợp lí khi truy cập một trang web có nội dung xấu?

  1. Tiếp tục truy cập trang web đó.
  2. Đóng ngay trang web đó.
  3. Đề nghị bố mẹ, thầy cô hoặc người có trách nhiệm ngăn chặn truy cập trang web đó.
  4. Gửi trang web đó cho bạn bè xem.

Trả lời: B, C.

3. TÁC HẠI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH NGHIỆN INTERNET

Hoạt động 4: Nghiện Internet – Biểu hiện và tác hại

1. Trung bình một ngày em sử dụng máy tính bao nhiêu giờ?

Trả lời: (Gợi ý) 2 giờ/ngày. (tùy học sinh)

2. Em có chơi trò chơi điện tử và sử dụng mạng xã hội không? Nếu có thì khoảng bao nhiêu giờ một tuần?

Trả lời: (Gợi ý) Có. Khoảng 10 giờ/tuần. (tùy học sinh)

3. Theo em các biểu hiện và tác hại của bệnh nghiện Internet là gì?

Trả lời:

  • Thiếu giao tiếp với thế giới xung quanh: Sử dụng Internet quá nhiều dẫn tới việc chán ăn, sụt cân, không ngủ được -> thể lực giảm sút, không muốn giao tiếp với ai, chỉ thích ở một mình với thiết bị kết nối Internet.
  • Khó tập trung vào công việc, học tập: việc gián đoạn lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung. Cứ 10 phút nhìn vào xem điện thoại, xem tin tức, kiểm tra tin nhắn trên mạng xã hội, làm sao nhãng, không tập trung vào việc học tập.
  • Tăng nguy cơ tham gia vào các vụ bắt nạt trên mạng: Người nghiện Internet dễ có hành vi hung hăng, có ý làm tổn thương hoặc đe dọa nhằm vào người khác. Biểu hiện dưới nhiều hình thức phát tán tin đồn không đúng về người khác, để lại tin nhắn nói xấu người khác trong diễn đàn,…
  • Dễ bị dẫn dắt đến các trang thông tin xấu
  • Dễ bị nghiện trò chơi trực tuyến: người nghiện Internet từ việc chơi trò chơi trực tuyến quá nhiều. Người nghiện game thường dành nhiều thời gian dài để đạt được các mục tiêu trong trò chơi -> tâm trạng dễ cáu gắt, lầm lì và ít nói, những lúc không được chơi game sẽ cảm thấy thiếu thốn, bồn chồn, khó chịu.

Câu hỏi

Em có các biểu hiện nào trong các hành vi sau đây?

  1. Bỏ bê việc học hành để lên mạng.
  2. Hay thức khuya để sử dụng mạng.
  3. Thấy tức giận, cáu kỉnh khi không được sử dụng máy tính.
  4. Nói dối khi có người hỏi về thời gian em truy cập mạng.
  5. Thích dành thời gian trên mạng hơn là với gia đình, bạn bè.
  6. Mất hứng thú với những hoạt động thú vị trước đây, khi em chưa sử dụng mạng.

Trả lời: tùy học sinh. Chúc mừng em nếu các câu trả lời đều là không.

LUYỆN TẬP

1. Khi giao tiếp qua mạng, những điều nào sau đây nên tránh?

A. Tôn trọng người đang giao tiếp với mình.

B. Nói bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu.

C. Kết bạn với những người mình không quen biết.

D. Bảo vệ thông tin cá nhân của mình.

E. Truy cập bất cứ liên kết nào nhận được.

Trả lời: B, C, E.

2. Theo em, hai hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?

A. Chơi trò chơi trực tuyến.

B. Đọc tin tức.

C. Sử dụng mạng xã hội.

D. Học tập trực tuyến.

E. Trao đổi thông tin qua thư điện tử.

Trả lời: A, C.

VẬN DỤNG

Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến, em sẽ làm gì để giúp bạn?

Trả lời: gợi ý

  • Làm giảm bớt thời gian chơi game trực tuyến của bạn.
  • Em sẽ rủ bạn tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường khác như chơi đá banh, bóng chuyền, bóng rổ, tham gia các lớp võ học,…; em sẽ rủ bạn đi tham quan các địa điểm vui chơi ở gần nơi chúng em sinh sống; đi câu cá…

__________***__________

Xem các bài giải khác tại link https://bumbii.com/giai-bai-tap-sgk-tin-hoc-lop-7-nxb-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song/

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x