Bài 1. Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên

Bài 1. Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên trang 8 Vở bài tập toán lớp 6 tập 2 NXB Chân Trời Sáng Tạo

\(1\). Viết các phân số sau:

a) Âm mười bảy phần bốn mươi hai;

b) Ba mươi ba phần âm bảy mươi chín;

c) Ba trăm linh chín phần một nghìn linh một;

d) Âm bốn mươi tám phần âm hai mươi ba.

Giải

a) \(\displaystyle \frac{-17}{42}.\)

b) \(\displaystyle \frac{33}{-79}.\)

c) \(\displaystyle \frac{309}{1001}.\)

d) \(\displaystyle \frac{-48}{-23}.\)

\(\)

\(2\). Vẽ lại hình bên, sau đó vẽ thêm các đoạn thẳng thích hợp và tô màu vào ô cần thiết để được hình vẽ có phần tô màu hiển thị phân số \(\displaystyle \frac {3}{4}.\) Nêu hai cách vẽ và tô màu.

Giải

Cách 1: Vẽ thêm một đoạn thẳng chia đôi hình vẽ để tạo ra \(4\) ô giống nhau, sau đó tô màu \(3\) ô.

Cách 2: Vẽ thêm hai đoạn thẳng song song với chiều dài hình chữ nhật để tạo ra \(4\) hình chữ nhật giống nhau, sau đó tô màu \(3\) hình trong đó.

\(\)

\(3\). Một bể bơi có máy bơm \(A\) để bơm nước vào bể. Nếu bể không có nước máy bơm sẽ bơm đầy bể trong \(7\) giờ. Cũng bể bơi đó, có máy bơm \(B\) dùng để tháo nước ra khỏi bể khi vệ sinh bể bơi. Nếu bể đầy nước, máy bơm \(B\) sẽ bơm hết nước trong bể chỉ trong \(5\) giờ.

Điền phân số với tử và mẫu là số nguyên thích hợp vào bảng sau đây:

Giải

\(\)

\(4\). Thay dấu ? bằng số nguyên thích hợp.

a) \(\displaystyle \frac{?}{1}=−8;\)

b) \(?=\displaystyle \frac{-2020}{1}.\)

Giải

a) \(-8.\)

b) \(-2020.\)

\(\)

\(5\). Điền số nguyên thích hợp vào ô trống:

a) \(\displaystyle \frac{-12}{44}=\displaystyle \frac{3}{?};\)

b) \(\displaystyle \frac{25}{-45}=\displaystyle \frac{?}{63};\)

Giải

Gọi \(x\) là số nguyên cần tìm ta có:

a)

\(\displaystyle \frac{-12}{44}=\displaystyle \frac{3}{x}\)

\(-12.x=3.44\)

\(x=132:(-12)\)

\(x=-11.\)

b)

\(\displaystyle \frac{25}{-45}=\displaystyle \frac{x}{63}\)

\(25.63=x.(-45)\)

\((-45).x=1575\)

\(x=1575:(-45)\)

\(x=-35.\)

\(\)

\(6\). Giải thích tại sao:

a) \(\displaystyle \frac{2018}{-2019} \neq \displaystyle \frac{2020}{2021};\)

b) \(\displaystyle \frac{-20182019}{20192020} \neq \displaystyle \frac{20192020}{-20202021}.\)

Giải

a)

Ta có \(2018.2021 \neq 2020.(-2019)\) điều này đúng vì số dương khác số âm.

b)

Ta có \((-20182019).(-20202021) \neq 20192020.20192020\) điều này đúng vì số lẻ khác số chẵn.

\(\)

\(7\). Kiểm tra khẳng định: \(18.(−5)=(−15).6.\) Từ khẳng định đó, viết phân số bằng phân số \(\displaystyle \frac{18}{-15}.\) Cũng từ khẳng định đó, có thể có những cặp phân số nào khác mà bằng nhau?

Giải

Khẳng định \(18.(−5)=(−15).6\) là đúng vì cùng bằng \(-90,\) từ đó ta có \(\displaystyle \frac{18}{-15}=\displaystyle \frac{6}{-5}.\)

Nếu viết thành \((−5).18=6.(−15)\) ta có \(\displaystyle \frac{-5}{6}=\displaystyle \frac{-15}{18}.\)

Nếu viết thành \((−5).18=(−15).6\) ta có \(\displaystyle \frac{-5}{-15}=\displaystyle \frac{6}{18}.\)

Nếu viết thành \(18.(−5)=6.(−15)\) ta có \(\displaystyle \frac{18}{6}=\displaystyle \frac{-15}{-5}.\)

\(\)

\(8\). Hình dưới đây cho biết số liệu nhiệt độ ở đỉnh Phan-xi-păng trong ngày \(20/12/2019.\) Theo em, số đo nhiệt độ trung bình trong ngày là phân số nào?

Giải

Hình vẽ cho biết số đo nhiệt độ trong ngày được thu thập tại \(8\) thời điểm, cách đều nhau \(3\) giờ. Nhiệt độ trung bình trong ngày là trung bình cộng của các số đó. Có thể coi \(\left( \displaystyle \frac{-2}{8} \right)^{o}C\) là nhiệt độ trung bình trong ngày \(20/12/2019.\)

\(\)

Xem bài giải trước: Bài tập cuối chương 4 

Xem bài giải tiếp theo: Bài 2. Tính chất cơ bản của phân số

Xem các bài giải khác: Giải bài tập Toán Lớp 6 – NXB Chân Trời Sáng Tạo

5 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x