Bài 4. Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên

Bài 4. Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên trang 55 Vở bài tập toán lớp 6 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo

\(1\). Tính:

a) \((-9).12;\)

b) \((-8).(-15);\)

c) \(10.(-25);\)

d) \(34.(+60).\)

Giải

a) \((-9).12 = – (9.12) = -108.\)

b) \((-8).(-15) = 8. 15 = 120.\)

c) \(10.(-25) = – (10. 25) = -250.\)

d) \(34.(+60) = 34. 60 = 2040.\)

\(\)

\(2\). Tìm tích số \(315.5.\) Từ đó suy ra nhanh kết quả của các tích sau:

a) \((-315).5;\)

b) \((-5).315;\)

c) \((-5).(-315).\)

Giải

Ta có: \(315.5 = 1575.\)

a) \((-315).5 = -(315.5) = -1575.\)

b) \((-5).315 = -(315.5) = -1575.\)

c) \((-5).(-315) = 315.5 = 1575.\)

\(\)

\(3\). Không thực hiện phép tính, hãy so sánh:

a) \((+5).(-9)\) với \(0;\)

b) \((-6).7\) với \(7;\)

c) \((-15).(-8)\) với \((+15).(+8).\)

Giải

a)

Ta có: \((+5). (-9) = -(5.9) < 0 \Rightarrow (+5).(−9)<0.\)

b)

Ta có: \((-6).7 = -(6.7) < 0 < 7 \Rightarrow (−6).7<7.\)

c)

Ta có: \((-15).(-8) = 15.8 = (+15).(+8) \Rightarrow (−15).(−8)=(+15).(+8).\)

\(\)

\(4\).

a) Tìm \(x\) sao cho \(25.x = 200.\)

b) Không tính toán, hãy nói ngay \(x\) bằng bao nhiêu, nếu:

\(• \text{ } 25.x = -200;\)

\(• \text{ } (-25).x = 200.\)

Giải

a)

Ta có: \(25.x = 200\Rightarrow x=200:25\Rightarrow x=8.\)

b)

\(• \text{ } 25.x = -200 \Rightarrow x=-8 .\)

\(• \text{ } (-25).x = 200 \Rightarrow x=−8.\)

\(\)

\(5\). Tìm số nguyên \(x,\) biết:

a) \((-35).x = -210;\)

b) \((-7).x = 42;\)

c) \(180 : x = -12.\)

Giải

a)

\((-35) . x = -210 \Leftrightarrow x=(−210):(−35) \)

\(\Leftrightarrow x=210:35 \Leftrightarrow x=6.\)

b)

\((-7) . x = 42 \Leftrightarrow x=42:(−7) \)

\(\Leftrightarrow x=−(42:7) \Leftrightarrow x=−6.\)

c)

\(180:x = -12 \Leftrightarrow x=180:(−12) \)

\(\Leftrightarrow x=−(180:12) \Leftrightarrow x=−15.\)

\(\)

\(6\). Tìm các bội của \(7; -7.\)

Giải

Vì bội của \(7\) và \(-7\) đều có dạng là \(7.k\) với \(k \in \mathbb{Z}\) nên bội của \(7\) và \(-7\) là \(\{0;-7;7;-14;14;…\}.\)

\(\)

\(7\). Tìm các ước của mỗi số nguyên sau: \(4; -8; 19; -34.\)

Giải

Các ước của \(4\) là: \(\{1;-1;2;-2;4;-4\}.\)

Các ước của \(-8 \) là: \(\{1;-1;2;-2;4;-4;8;-8\}.\)

Các ước của \(19 \) là: \(\{1;-1;19;-19\}.\)

Các ước của \(-34\) là: \(\{1;-1;2;-2;17;-17;34;-34\}.\)

\(\)

\(8\). Điểm của Minh trong một trò chơi điện tử đã giảm đi \(75\) điểm vì một số lần Minh bắn trượt mục tiêu. Mỗi lần bắn trượt mục tiêu Minh nhận được \(-15\) điểm. Hỏi Minh đã bắn trượt mục tiêu mấy lần?

Giải

Theo đề bài số điểm Minh nhận sau những lần bắn trượt là \(-75\) điểm.

Vậy số lần Minh bắn trượt là: \((-75) : (-15) = 5\) (lần).

\(\)

\(9\).

a) Từ bề mặt đại dương, một tàu ngầm mất \(16\) phút để lặn xuống \(2880m.\) Hỏi trong mỗi phút, tàu ngầm đã lặn xuống bao nhiêu mét?

b) Từ vị trí đã lặn xuống, tàu ngầm mất \(12\) phút để lên mặt nước. Vậy trong một phút tàu đã di chuyển lên trên bao nhiêu mét?

Giải

a) Số mét mỗi phút tàu ngầm đã lặn xuống là: \(2880 : 16 = 180\) (\(m\)).

b) Số mét trong một phút tàu đã di chuyển lên trên là: \(2880 : 12 = 240\) (\(m\)).

\(\)

\(10\). Vào một ngày mùa đông tại thủ đô Paris (Pa-ri) – Pháp, nhiệt độ lúc \(12\) giờ trưa là \(10^{\text{o}}C,\) nhiệt độ lúc \(7\) giờ tối là \(-4^{\text{o}}C.\)

a) Nhiệt độ đã thay đổi bao nhiêu từ \(12\) giờ trưa đến \(7\) giờ tối?

b) Nhiệt độ thay đổi ổn định từ trưa đến tối. Hỏi mỗi giờ nhiệt độ đã thay đổi bao nhiêu độ?

Giải

a)

Từ \(12\) giờ trưa đến \(7\) giờ tối nhiệt độ đã thay đổi: \(-4-10 = -14^{\text{o}}C.\)

Vậy từ \(12\) giờ trưa đến \(7\) giờ tối nhiệt độ đã giảm đi \(14^{\text{o}}C.\)

b)

Từ \(12\) giờ trưa đến \(7\) giờ tối là \(7\) tiếng nên mỗi giờ nhiệt độ đã thay đổi: \((-14) : 7 = -2^{\text{o}}C.\)

Hay mỗi giờ nhiệt độ đã giảm đi \(2^{\text{o}}C.\)

\(\)

\(11\). Trong \(7\) phút đến khi hạ cánh, một chiếc máy bay đã hạ cánh từ độ cao \(5208m.\) Trung bình mỗi phút máy bay đã giảm độ cao bao nhiêu mét?

Giải

Số mét trung bình mỗi phút máy bay đã giảm là: \(5208 : 7 = 744\) (\(m\)).

\(\)

\(12\). Một bài kiểm tra trắc nghiệm có \(50\) câu hỏi. Với mỗi câu trả lời đúng được \(+5\) điểm, với mỗi câu trả lời sai được \(-3\) điểm và \(0\) điểm cho mỗi câu hỏi chưa trả lời. Tính số điểm của một học sinh đạt được khi đã trả lời được \(35\) câu đúng, \(10\) câu sai và \(5\) câu chưa trả lời được.

Giải

Số điểm của học sinh đạt được là: \(35.5 + 10.(-3) + 5.0 = 175-30 = 145\) (điểm).

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 3. Phép cộng và phép trừ hai số nguyên (Phần 1: Bài 1 đến Bài 6)

Xem bài giải tiếp theo: Bài tập cuối chương 2 (Phần 1: Bài 1 đến Bài 6)

Xem các bài giải khác: Giải bài tập Toán Lớp 6 – NXB Chân Trời Sáng Tạo

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x