Bài tập cuối chương 2 (Phần 1: Bài 1 đến Bài 6)

Bài tập cuối chương 2 (Phần 1: Bài 1 đến Bài 6) trang 57 Vở bài tập toán lớp 6 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo

\(1\). Tính:

a) \(173-(12-29);\)

b) \((-255)-(77-22);\)

c) \((-66).5;\)

d) \((-340).(-300).\)

Giải

a) \(173-(12-29) = 173 -12+29 = 161+29 = 190.\)

b) \((-255)-(77- 22) = (-255)-55 = -(255+55) = -310.\)

c) \((-66).5 =-(66. 5) = -330.\)

d) \((-340).(-300) = 340.300 = 102\text{ }000.\)

\(\)

\(2\). Tính:

a) \((-12).(-10).(-7);\)

b) \((25 + 38) : (-9);\)

c) \((38- 25).(-17 +12);\)

d) \(40 : (-3-7) + 9.\)

Giải

a) \((-12).(-10).(-7) = 12. 10. (-7) =-(12. 10. 7) = -840.\)

b) \((25+38) : (-9) = 63 : (-9) = -(63 : 9) = -7.\)

c) \((38-25).(-17+12) = 13.(-5) =-(13.5) = -65.\)

d) \(40 : (-3-7)+9 = 40 : (-10)+9 = -(40 : 10)+9 = -4+9 = 5.\)

\(\)

\(3\). Tìm các số nguyên \(x\) thỏa mãn:

a) \(x^2=9;\)

b) \(x^2=100.\)

Giải

a) Vì \(3.3 = 9\) và \((-3).(-3) = 9\) nên \(x = 3\) hoặc \(x = -3.\)

b) Vì \(10.10 = 100\) và \((-10).(-10) = 100\) nên \(x = 10\) hoặc \(x = -10.\)

\(\)

\(4\). Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên \(x\) thỏa mãn:

a) \(−7<x<6;\)

b) \(−4≤x≤4;\)

c) \(−8<x<8.\)

Giải

a)

Ta có \(x\in\{-6;-5;-4;-3;-2;-1;0;1;2;3;4;5\}.\)

Tổng cần tìm là:

\(T=(-6)+(-5)+(-4)+(-3)+(-2)+(-1)+0+1+2+3+4+5\)

\(=(-6)+0+1+(-1)+2+(-2)+3+(-3)+4+(-4)+5+(-5)=-6.\)

b)

Ta có \(x\in\{-4;-3;-2;-1;0;1;2;3;4\}.\)

Tổng cần tìm là:

\(T=(-4)+(-3)+(-2)+(-1)+0+1+2+3+4\)

\(=0+1+(-1)+2+(-2)+3+(-3)+4+(-4)=0.\)

c)

Ta có \(x\in\{-7;-6;-5;-4;-3;-2;-1;0;1;2;3;4;5;6;7\}.\)

Tổng cần tìm là:

\(T=-7+(-6)+(-5)+(-4)+(-3)+(-2)+(-1)+0+1+2+3+4+5+6+7\)

\(=0+1+(-1)+2+(-2)+3+(-3)+4+(-4)+5+(-5)+6+(-6)+7+(-7)=0.\)

\(\)

\(5\). Tính theo hai cách:

a) \(18.15-3. 6.10;\)

b) \(63-9.(12 + 7);\)

c) \(39.(29-13)-29.(39- 13).\)

Giải

a)

Cách 1:

\(18.15-3.6.10 = 270-180 = 90.\)

Cách 2:

\(18.15-3.6.10 = 18.15 -18.10 = 18.(15-10 ) = 18.5 = 90.\)

b)

Cách 1:

\(63-9.(12+7) = 63-9.19 = 63-171 = -(171 -63) = -108.\)

Cách 2:

\(63-9.(12+7) = 9.7-9.(12+7) = 9.[7-(12+7)] \)

\(=9.(7-12-7)= 9.(-12) = -(9.12) = -108.\)

c)

Cách 1:

\(39.(29 -13)-29.(39 -13) = 39.16-29.26 = 624-754 = -(754 -624) = -130.\)

Cách 2:

\(39.(29 -13)-29.(39 -13) = 39.29-39.13-29.39+29.13 \)

\(= -39.13+29.13 = (-39+29).13 = -(39-29).13 = -10.13 = -130.\)

\(\)

\(6\). Pythagoras được sinh ra vào khoảng năm \(582\) trước công nguyên. Isaac Newton sinh năm \(1643\) Công nguyên. Họ sinh ra cách nhau bao nhiêu năm?

Giải

Lấy Công nguyên làm mốc thì năm \(582\) trước Công nguyên được biểu thị bởi số \(-582\) (năm).

Vậy số năm họ sinh ra cách nhau là: \(1643-(-582) = 2225\) (năm).

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 4. Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên

Xem bài giải tiếp theo: Bài tập cuối chương 2 (Phần 2: Bài 7 đến Bài 12)

Xem các bài giải khác: Giải bài tập Toán Lớp 6 – NXB Chân Trời Sáng Tạo

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x