Chương 2 – Bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Tính chỉ số đánh giá thể trạng BMI (Body mass index)

Mở đầu

Để đánh giá thể trạng (gầy, bình thưởng , thừa cân) của một người, người ta thường dùng chỉ số BMI.

Chỉ số BMI được tính như sau: BMI \(= \displaystyle\frac{m}{h^2}\), trong đó m là khối lượng cơ thể tính theo kilôgam, h là chiều cao tính theo mét. (Chỉ số này được làm tròn đến hàng phần mười.) Đối với học sinh 12 tuổi, chỉ số này cho đánh giá như sau:

BMI < 15: Gầy

15 ≤ BMI < 22: Bình thường

22 ≤ BMI < 25: Có nguy cơ béo phì

25 ≤ BMI: Béo phì.

Ví dụ: Bạn Cúc cân nặng 50 kg và cao 1,52m thì chỉ số BMI của bạn Cúc sẽ là:

\(\displaystyle\frac{m}{h^2}=\displaystyle\frac{50}{(1,52)^2}=21,641…≈21,6.\)

Vậy bạn Cúc có cân nặng bình thường.

Mục tiêu

Vận dụng kiến thức về số thập phân và làm tròn để tính chỉ số BMI. Cho biết thể trạng mỗi học sinh và đưa lời khuyên phụ hợp.

Chuẩn bị

– Chia lớp thành các nhóm.

– Chuẩn bị cân điện tử (có thể mượn ở phòng, y tế của trường), thước dây, máy tính cầm tay.

Tiến hành hoạt động

– Nhóm trưởng phân công các bạn cân, đo chiều cao, dùng máy tính cầm tay để tính chỉ số BMI của từng bạn trong nhóm.

– Lập bảng thống kê số bạn theo bốn mức độ: Gầy, bình thương, có nguy cơ béo phì và béo phì.

– Chuẩn bị cho các bạn lời khuyên về chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thao.

– Các nhóm báo cáo trước lớp.

– Giáo viên nhận xét và đánh giá.

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 7 – NXB Chân Trời Sáng Tạo.

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x