Chủ đề 6. Bài 34. Nghề phát triển phần mềm

Bài 34 Nghề phát triển phần mềm trang 160 sách giáo khoa Tin Học lớp 10NXB Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 6. Hướng nghiệp với Tin học. Bài 34. Nghề phát triển phần mềm.

PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM LÀ GÌ?

Hoạt động 1. Hiểu về phát triển phần mềm

Nhiều em mong muốn biết lập trình để làm ra các phần mềm ứng dụng. Vậy em có biết việc sản xuất phần mềm gồm các công đoạn nào không?

Đáp án:

Các công đoạn cần thực hiện để sản xuất một phần mềm gồm có:

1. Điều tra khảo sát.

2. Phân tích hệ thống.

3. Thiết kế hệ thống.

4. Lập trình.

5. Kiểm thử.

6. Chuyển giao.

7. Bảo trì.

Câu hỏi

Theo em điều nào là đúng nhất trong các điều sau khi nói về phát triển phần mềm?

A. Phát triển phần mềm là lập trình.

B. Phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động.

C. Phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động, có thể lặp đi lặp lại.

D. Phát triển phần mềm là quản trị dự án phần mềm.

Đáp án: phương án C.

KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA NGƯỜI PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các vị trí trong phát triển phần mềm

Theo em, phát biểu “tất cả những người phát triển phần mềm đều có vai trò như nhau” là đúng hay sai?

Đáp án:

Có ba hoạt động chính trong phát triển phần mềm là:

  • Lập trình.
  • Các hoạt động khác đảm bảo cho lập trình như phân tích, thiết kế, kiểm thử, bảo trì,…
  • Quản trị dự án phát triển phần mềm.

Lập trình viên là người hiểu biết cơ bản về một ngôn ngữ lập trình phù hợp để có thể bắt đầu phụ trách những đoạn mã ngắn được giảng dạy qua các khoá học lập trình cơ bản ở trường nghề, trung tâm đào tạo hay các công ty phần mềm. Với kiến thức và kĩ năng được học, ngoài lập trình, họ có thể làm các công đoạn khác như kiểm thử, chuyển giao hay bảo trì phần mềm.

Kĩ sư phần mềm là những người có kiến thức lập trình cao hơn để tổ chức làm phần mềm. Họ có thể phụ trách các khâu quan trọng như phân tích, thiết kế hay trực tiếp tham gia hoặc chủ trì quản trị dự án phần mềm.

Người quản trị dự án là người có tầm nhìn tốt, có khả năng tổ chức, biết điều phối nguồn lực (con người, vốn, phương tiện, thời gian) là quan trọng nhất. Hiểu về công việc lập trình và có kinh nghiệm về phát triển phần mềm cũng giúp cho họ có khả năng điều phối nguồn lực tốt hơn. Quản trị dự án là công việc xuyên suốt quá trình sản xuất phần mềm, có vai trò cốt yếu cho sự thành công của dự án phần mềm.

Câu hỏi

Hãy ghép mỗi hoạt động phát triển phần mềm ở cột trái với tố chất ở cột phải cho thích hợp.

Đáp án:

1) – a), b), c), d).

Lập trình (viết code):

  • Cẩn thận, tỉ mỉ.
  • Có khả năng học hỏi, tìm hiểu nghiệp vụ của lĩnh vực ứng dụng.
  • Có kiến thức toán, thuật toán tốt.
  • Làm chủ được ngôn ngữ lập trình.

2) – a), b), c), e).

Phân tích và thiết kế hệ thống:

  • Cẩn thận, tỉ mỉ.
  • Có khả năng học hỏi, tìm hiểu nghiệp vụ của lĩnh vực ứng dụng.
  • Có kiến thức toán, thuật toán tốt.
  • Hiểu biết công nghệ.

3) – a), b), g).

Quản trị dự án:

  • Cẩn thận, tỉ mỉ.
  • Có khả năng học hỏi, tìm hiểu nghiệp vụ của lĩnh vực ứng dụng.
  • Có tầm nhìn, kĩ năng tổ chức và điều phối nguồn lực.

CÔNG VIỆC PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM

Hoạt động 3. Công việc của người phát triển phần mềm

Em có biết làm thế nào để trở thành người tham gia phát triển phần mềm? Theo em có những cơ hội nghề nghiệp nào cho người phát triển phần mềm?

Đáp án:

Để trở thành người phát triển phần mềm, các em có thể bắt đầu với các khoá đào tạo về lập trình, phát triển phần mềm tại các trung tâm, các trường dạy nghề, hoặc các công ty, tập đoàn, dần dần tích luỹ kinh nghiệm thông qua các công việc thực tế. Nếu muốn tham gia phát triển phần mềm ở vị trí kĩ sư phần mềm, em cần theo học ở bậc đại học về tin học hay công nghệ thông tin.

Sau khi tốt nghiệp các khoá, ngành đào tạo, em có thể tham gia các công việc phát triển phần mềm ở nhiều lĩnh vực như:

  • Lập trình ứng dụng: Viết chương trình với tác vụ cụ thể.
  • Phát triển giao diện người dùng: Xây dựng các giao diện thân thiện với người dùng.
  • Phát triển ứng dụng trên web, các phần mềm hệ thống hoặc quản trị các hệ thống thông tin, các kho dữ liệu,…
  • Lập trình trí tuệ nhân tạo/máy học: Các chương trình có thể bắt chước các hành động của con người, có khả năng học và cải thiện kết quả hành động.
  • Phát triển game: Xây dựng các phần mềm trò chơi trên máy tính.
  • Phát triển ứng dụng di động: Viết các ứng dụng cho điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị di động khác.
Câu hỏi

1. Em đánh giá thế nào về cơ hội việc làm trong tương lai đối với nghề phát triển phần mềm?

Đáp án: nghề phát triển phần mềm

Mọi công việc đều bắt đầu từ xử lí thông tin để tìm ra cách thực hiện tốt nhất. Nhu cầu dùng máy tính, thực chất là sử dụng phần mềm, không ngừng tăng lên. Tất cả các lĩnh vực hoạt động đều áp dụng ứng dụng tin học.

Trên thực tế, số các trường có đào tạo công nghệ thông tin ngày càng tăng, sinh viên tốt nghiệp dễ tìm việc làm.

Các công ty phần mềm của Việt Nam không chỉ xây dựng các phần mềm ứng dụng cho Việt Nam mà đã mở rộng phát triển phần mềm cho nước ngoài.

2. Theo em, người tốt nghiệp các trường đại học về công nghệ thông tin có thể làm những công việc gì? Cho những đơn vị như thế nào?

Đáp án: nghề phát triển phần mềm

Các trường đại học có ngành Công nghệ thông tin đào tạo về những kiến thức về:

  • Khoa học máy tính: giúp người học có thể tham gia vào các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực của tin học như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, mật mã,… có thể sử dụng các phương pháp khoa học để hỗ trợ, tạo ra các phần mềm ứng dụng có độ thông minh cao.
  • Phần cứng: giúp người học có thể tham gia vào các công ty nghiên cứu và sản xuất thiết bị số, tham gia cac ứng dụng trong lĩnh vực tự động hoá, sử chữa, bảo trì thiết bị số,…
  • Mạng và truyền thông máy tính: giúp người học nghiên cứu các vấn đề về truyền thông dữ liệu, tham gia vào các hoạt động xây dựng mạng truyền dữ liệu, quản trị mạng,…
  • Làm phần mềm để trở thành kĩ sư phần mềm, có thể viết chương trình, kiểm thử nhưng quan trọng nhất là biết phân tích và thiết kế hệ thống và biết quản trị các dự án phần mềm.

Không riêng gì các trường có truyền thống đào tạo về lĩnh vực Công nghệ thông tin như các trường công nghệ trong các Đại học Quốc gia, Học viện Bưu chính Viễn Thông, Học viện Kĩ thuật quân sự,… mà hầu hết các trường đại học đa lĩnh vực các trường công nghệ đều có đào tạo công nghệ thông tin.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Mô tả quy trình phát triển phần mềm.

Đáp án:

Gồm các bước sau:

  • Khảo sát để tìm hiểu yêu cầu nghiệp vụ, ví dụ mục đích công việc, quy trình nghiệp vụ, thông tin được sử dụng,…
  • Phân tích để lập hồ sơ yêu cầu đối với phần mềm, ví dụ thông tin và mối quan hệ của thông tin, các chức năng cần có.
  • Thiết kế dữ liệu và chức năng, thiết kế giao diện.
  • Lập trình, viết chương trình theo thiết kế.
  • Kiểm thử, kiểm tra sự đúng đắn của chương trình để sửa nếu có lỗi.

Chuyển giao là một công việc khi thực hiện một dự án phần mềm, không phải là một hạng mục trong phát triển phần mềm. Tuy nhiên khi đưa phần mềm vào sử dụng công việc này có thể phát hiện ra các khiếm khuyết phục vụ cho bảo trì.

  • Bảo trì là nâng cấp phần mềm khi phần mềm đã đưa vào sử dụng bao gồm sửa các khiếm khuyết mới bộc lộ hoặc mở rộng chức năng nếu cần thiết.

Câu 2. Theo em, để theo học ngành phát triển phần mềm, em cần chuẩn bị tốt những môn học nào?

Đáp án:

Để theo học nghề phát triển phần mềm, bậc phổ thông, các em cần học tốt tin học và toán là quan trọng để hình thành lôgic lập trình.

Câu 3. Hãy liệt kê một vài phần mềm ứng dụng mà em biết.

Đáp án: ứng dụng mạng xã hội Zalo, Facebook; ví điện tử ZaloPay, Momo; ứng dụng nghe nhạc trực tuyến ZingMp3, Nhaccuatui….

__________***__________

Xem các bài giải khác tại Giải bài tập SGK tin học lớp 10 – NXB Kết nối tri thức với cuộc sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x