Bài học. Sử dụng công nghệ kĩ thuật số có đạo đức và văn hoá SBT

Sử dụng công nghệ kĩ thuật số có đạo đức và văn hoá SBT 8 trang 11 Tin Học lớp 8 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số. Bài học. Sử dụng công nghệ kĩ thuật số có đạo đức và văn hoá.

Câu D1

Trong các hành vi sau đây, những hành vi nào vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức và thiếu văn hoá?

1) Chụp ảnh một em bé không quen đang chơi trong công viên.

2) Quay video một nhóm bạn đánh nhau rồi đưa lên mạng xã hội.

3) Vẽ một bức tranh châm biếm thói hư tật xấu của học sinh.

4) Chụp ảnh sân khấu nhà hát trong lúc các diễn viên đang biểu diễn.

Đáp án: Phương án 1, 2, 4.

Câu D2

Trong những hành vi sau đây, hành vi nào vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức?

1) Chia sẻ nội dung thông tin bí mật của một người bạn thân cho một số bạn khác.

2) Chia sẻ nội dung bài viết của người khác trên mạng xã hội.

3) Chia sẻ nội dung thông tin mà nhà trường và thầy/cô đã thông báo với học sinh.

4) Chia sẻ nội dung thông tin chưa được kiểm chứng hoặc không rõ nguồn gốc đưa tin.

Đáp án: Phương án 1, 2, 4.

Câu D3

Trong các lập luận dưới đây, những lập luận nào sai?

1) Cắt ghép các đoạn video của người khác tạo thành video của mình thì không cần phải nêu tên tác giả các đoạn video vì sản phẩm cuối là của mình.

2) Nếu sản phẩm số của mình có đồng tác giả thì chỉ được đưa lên mạng hoặc phát hành (công bố) khi có sự đồng ý của đồng tác giả, vì nếu không sẽ là không tôn trọng quyền tác giả của họ, vi phạm luật bản quyền.

3) Có thể thay đổi sản phẩm số của người khác để trở thành một tác phẩm của mình vì đó là sáng tạo của mình.

4) Có thể dùng điện thoại di động của bố, mẹ hay người thân để nhắn tin cho bạn bè dưới tư cách là người có điện thoại di động (là bố, mẹ hay người thân) vì đấy chỉ là một trò đùa.

Đáp án: Phương án 1, 3, 4.

Câu D4

Theo em, những việc làm nào dưới đây vi phạm đạo đức khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?

1) Tải một tệp đính kèm email của một bạn trong lớp để xem.

2) Tải một bộ phim trên mạng xuống để cùng xem với các bạn.

3) Sử dụng email giả mạo, trang web giả mạo để chia sẻ mọi thông tin cho bạn bè.

4) Sử dụng email, tin nhắn để gây lo lắng, sợ hãi cho một người khác.

Đáp án: Phương án 1, 3, 4.

Câu D5

Hãy nêu hai trường hợp em quan sát được về hành vi sử dụng công nghệ kĩ thuật số không theo chuẩn mực đạo đức, không có tính văn hoá. Em đã có ứng xử hay phản ứng gì với những hành vi sai trái đó?

Đáp án: Tuỳ HS tự trả lời.

Gợi ý:

Hành vi sử dụng công nghệ kĩ thuật số không theo chuẩn mực đạo đức, không có tính văn hoá:

– Sử dụng nội dung âm thanh, hình ảnh ghi được làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tiết lộ bí mật cá nhân, tổ chức.

– Viết bình luận, viết bài với từ ngữ phản cảm, không lành mạnh, thiếu văn hoá hoặc sai sự thật,…

Câu D6

Trong phòng thi, một bạn học sinh dùng điện thoại thông minh chụp đề bài gửi cho người ngoài phòng thi.

Em hãy bình luận về hành vi này: sai hay đúng? Có vi phạm đạo đức không? Có phản ánh văn hoá của bạn học sinh đó không? Việc làm đó của bạn học sinh có vi phạm pháp luật không?

Đáp án:

Trong phòng thi, một bạn học sinh dùng điện thoại thông minh chụp đề bài gửi cho người ngoài phòng thi.

Đây là một hành vi vi phạm pháp luật (làm lộ đề thi khi cuộc thi chưa kết thúc), vi phạm đạo đức (gian dối) và thiếu văn hoá (có nhận thức không đúng về mục đích cuộc thi).

Câu D7

Trên báo, đài, ti vi gần đây có nêu và lên án một số hành vi sử dụng công nghệ kĩ thuật số không có đạo đức, không văn hoá và vi phạm luật pháp. Em hãy kể hai trường hợp mà em nhớ được.

Đáp án:

HS xem tin tức và tự trả lời theo ý kiến của mình.

Gợi ý:

– Phong mua vé vào rạp chiếu phim để xem phim. Phong dùng điện thoại di động để phát trực tiếp (livestream) bộ phim cho bạn bè người thân xem cùng. Hành vi phát trực tiếp (livestream) bộ phim đang chiếu trong rạp là vi phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng, gây thiệt hại cho chủ sở hữu.

– Tham gia hoặc cổ vũ cho các trang web vi phạm pháp luật như đánh bạc, bạo lực,…

Câu D8

Năm 2016, một ứng dụng mạng xã hội có tên là Sarahah ra đời. Ứng dụng này cho phép người dùng gửi các tin nhắn ẩn danh tới bất kì ai trong mạng xã hội đó mà không cần xác nhận danh tính của mình.

Sau một thời gian ngắn, Sarahah đã bị chính quyền nhiều nơi yêu cầu đóng cửa vì nó tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm đạo đức về sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

Em hãy giải thích vì sao có thể nói rằng ứng dụng Sarahah tạo điều kiện cho người dùng vi phạm đạo đức, văn hoá và pháp luật.

Đáp án:

Sử dụng ứng dụng Sarahah, người dùng có thể ẩn danh đưa thông tin giả mạo hoặc đe doạ, bắt nạt người khác.

Xem các bài giải khác tại Giải sách bài tập tin học lớp 8 – Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x