Bài 5. Kết nối máy tính với các thiết bị số

Kết nối máy tính với các thiết bị số SGK trang 27 lớp 11 Tin học ứng dụng – Kết Nối Tri Thức, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 1. Máy tính và xã hội tri thức. Bài 5. Kết nối máy tính với các thiết bị số.

KHỞI ĐỘNG

Các thiết bị số có khả năng trao đổi dữ liệu với máy tính rất đa dạng. Trong số đó, một số thiết bị không có khả năng xử lí thông tin độc lập, chúng chỉ làm việc khi được kết nối với máy tính. Việc kết nối máy tính với các thiết bị số được thực hiện như thế nào, cần phải tuỳ chỉnh gì khi kết nối chúng với nhau?

Đáp án:

Một thiết bị kết nối với máy tính sẽ phải dùng kết nối không dây hoặc một cổng kết nối nếu dùng cáp.

Không có cách nối chung cho tất cả các loại thiết bị, ít nhất là mỗi thiết bị có thể sử dụng một loại cổng khác nhau.

1. MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀO – RA THÔNG DỤNG

Hoạt động 1. Các thiết bị số có thể kết nối với máy tính

Hãy kể ra một số các thiết bị có thể kết nối với máy tính và nêu chức năng của nó.

Đáp án:

Bàn phím là thiết bị thông dụng nhất để nhập dữ liệu. Bàn phím rời có thể kết nối không dây hoặc có dây với máy tính bằng cáp. Nếu nối bằng cáp thì chỉ cần cắm đúng cổng, không phải thiết lập gì thêm.

Chuột là thiết bị vào rất phổ biến vì dễ điều khiển chính xác. Hai thông số quan trọng nhất của chuột là phương thức kết nối (có dây hoặc không dây) và độ phân giải, đo bằng dpi (dots per inch), là số điểm riêng rẽ mà chuột xác định được khi dịch chuyển được một inch (2,54 cm).

CÂU HỎI

Câu 1. Nêu và giải thích ý nghĩa các thông số của màn hình.

Đáp án:

Các thông số của màn hình:

– Kích thước: được đo bằng độ dài đường chéo màn hình, tính theo inch.

– Độ phân giải: thể hiện bởi số điểm ảnh theo chiều ngang và chiều dọc của màn hình. Số điểm ảnh càng lớn thì màn hình càng nét.

– Khả năng thể hiện màu ví dụ đơn sắc hay màu 24 bit.

– Tần số quét: hình ảnh trên màn hình được tạo lại liên tục. Tần số quét là số lần hiển thị lại hình ảnh trong một giây.

– Thời gian phản hồi: là khoảng thời gian cần thiết để có thể đổi màu một điểm ảnh.

Câu 2. Nêu và giải thích ý nghĩa các thông số của máy in.

Đáp án:

Các thông số của máy in:

– Độ phân giải tính bằng dpi là số điểm ảnh trên một inch theo cả hai chiều ngang/dọc.

– Kích thước giấy có thể in được.

– Tốc độ in thường tính theo số trang in được trong một phút.

– Khả năng in màu.

– Cách kết nối với máy tính…

2. KẾT NỐI MÁY TÍNH VỚI THIẾT BỊ SỐ

Hoạt động 2. Cổng kết nối của máy tính

Xem Hình 5.4 rồi cho biết tên các cổng kết nối của máy tính.

Đáp án:

Các cổng A, B dùng để kết ni với thiết bị ra như màn hình hoặc máy chiếu có tên lần lượt là cổng VGA và cổng HDMI.

Các cổng C, D, E đều thuộc họ cổng USB (Universal Serial Bus).

Cổng F là cổng mạng. Nhiều thiết bị có thể kết nối với máy tính qua mạng.

CÂU HỎI

Câu 1. Cách kết nối thiết bị số với máy tính có phụ thuộc vào loại thiết bị không?

Đáp án:

Phụ thuộc vào thiết bị kết nối.

Câu 2. Em hiểu thế nào về tham số kết nối?

Đáp án:

Là các dữ liệu cho biết cách kết nối. Nhờ tham số này mà máy tính và thiết bị hiểu được cách thức trao đổi dữ liệu với nhau.

Ví dụ: Khi kết nối máy tính hay điện thoại di động ta phải ghép đôi trước, để máy tính biết được tên, tình trạng được thiết bị chấp nhận kết nối và các chế độ truyền dữ liệu.

VẬN DỤNG

Câu 1

Tìm hiểu máy quét ảnh theo các gợi ý sau: Máy quét là thiết bị ra hay vào? Mô tả chức năng. Những công nghệ khác nhau để chế tạo máy quét nếu có. Các thông số của máy quét ảnh là gì?

Đáp án:

– Máy quét là thiết bị vào, có chức năng số hoá hình ảnh.

– Công nghệ chính để nhận ảnh là các cảm biến CCD (Charge-Coupled Device) sẽ thu lấy hình ảnh điện tử tren trang giấy bằng cách biến cường độ sáng thu nhận được thành thông tin số.

– Có nhiều loại máy quét. Thông dụng nhất là máy quét phẳng (flat scanner), chúng có các cảm biến CCD đặt dọc theo một ống hình trụ. Ống quét theo chiều ngang hết mặt giấy và chiếu sáng để hình ảnh phản xạ từ mặt giấy lên cảm biến.

– Một số máy quét cầm tay có độ nhạy cao, người sử dụng phải tự quét trên mặt giấy. Một số máy quét khác (như quét mã vạch) có thể chụp ảnh khi đưa gần đối tượng vào vùng chụp, chúng cũng sử dụng các cảm biến CCD.

– Một vài thông số của máy quét: độ phân giải tính theo số điểm ảnh nhận được trên chiều dài 1 inch, chế độ màu (màu hay nhiều cấp xám), cỡ giấy sử dụng được.

Câu 2

Tìm hiểu máy chiếu theo các gợi ý sau: Máy chiếu là thiết bị ra hay vào? Mô tả chức năng. Tìm hiểu những công nghệ khác nhau để chế tạo máy chiếu. Các thông số của máy chiếu là gì?

Đáp án:

Máy chiếu (Projector) là thiết bị ra.

Chức năng của máy chiếu để truyền tải hình ảnh, văn bản được bắt từ các nguồn máy tính, điện thoại, laptop.

Nhờ vào các bộ phận xử lý trung gian nhằm mang đến hình ảnh có trên màn chắn sáng với kích thước rộng lớn.

Cấu tạo của máy chiếu gồm 7 bộ phận cơ bản như sau:

  • Ống kính chiếu: Gắn trước đèn máy chiếu để ngăn ngừa bụi bẩn bám dính gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh cũng như khiến bộ vi xử lý nhanh hư hỏng.
  • Lăng kính lưỡng sắc: Giúp phân chia ánh sáng thành 3 màu cơ bản gồm màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Hình ảnh có màu sắc sẽ được tạo nên từ việc pha trộn tỷ lệ giữa ba màu này theo bảng điều khiển LCD (HTPS).
  • Gương lưỡng sắc: Được phủ một lớp màng mỏng chỉ phản xạ ánh sáng của bước sóng cụ thể và sử dụng trong các hệ thống 3LCD để phân chia ánh sáng từ đèn thành màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương.
  • Bảng điều khiển LCD – HTPS: Là một màn hình LCD giúp truyền tín hiệu các điểm ảnh. Bảng điều khiển LCD có kích thước càng nhỏ thì cho độ phân giải và độ tương phản càng cao.
  • Đèn chiếu: Thường sử dụng loại đèn thủy ngân siêu cao áp (áp suất hoạt động của đèn đạt đến 200 ATM) giúp máy làm việc hiệu quả và có thời gian chiếu sáng vượt trội hơn, từ đó mang lại hình ảnh rõ ràng hơn.
  • Hệ thống phóng to hình ảnh: Gồm hai mảnh thấu kính, giúp phóng to hình ảnh từ màn hình máy tính, laptop lên màn chiếu.
  • Bộ chuyển hóa nguồn điện: Có nhiệm vụ chuyển đổi điện năng giữa nguồn điện và đèn, giữa bộ điều khiển máy chiếu và quạt.

Nguyên lý hoạt động của máy chiếu là sử dụng một loại chip đặc biệt có khả năng chuyển đổi tín hiệu RGB từ hình ảnh kỹ thuật số thành các chùm ánh sáng tập trung vào màn hình chiếu để hiển thị được hình ảnh có màu sắc.

Câu 3

Máy chiếu khi kết nối sẽ trở thành màn hình mở rộng của máy tính. Có thể dùng chính ti vi thông minh làm màn hình mở rộng của máy tính. Hãy tìm hiểu cách kết nối ti vi với máy tính để làm màn hình mở rộng theo gợi ý như bài Vận dụng 2.

Đáp án:

Kết nối ti vi với máy tính để làm màn hình với cổng HDMI

Cổng HDMI (High Definition Multimedia Interface): tiêu chuẩn hiện tại để kết nối với thiết bị HD. HDMI có hình dáng giống cổng USB dài. HDMI có thể truyền tín hiệu âm thanh và hình ảnh. Thường được dùng để trình chiếu và thuyết trình.

Để có thể thực hiện kết nối, bạn cần laptop sở hữu chuẩn kết nối HDMI.

Hướng dẫn kết nối laptop với tivi thông qua cổng HDMI:

– Bước 1: Kết nối laptop và tivi thông qua cáp HDMI.

– Bước 2: Bật laptop và tivi.

– Bước 3: Trên màn hình tivi, bạn sử dụng remote chọn nguồn vào của tivi tương ứng với cổng HDMI 2.

– Bước 4: Trên laptop, bạn nhấn tổ hợp phím Window + P và chọn Duplicate để kết nối.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x