Bài 4: Làm tròn và ước lượng

Chương 2 – Bài 4: Làm tròn và ước lượng trang 51 sách giáo khoa toán lớp 7 tập 1 NXB Cánh Diều. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

\(1.\) Làm tròn số 98 176 244 với độ chính xác 5000.

Giải

Làm tròn số với độ chính xác 5 000, tức là làm tròn đến chữ số hàng chục nghìn. Vì chữ số ngay bên phải chữ số hàng chục nghìn là 6 > 5 nên ta tăng thêm chữ số hàng chục nghìn một đơn vị. Phần các chữ số đằng sau ta thay bằng số 0.

Số 98 176 244 làm tròn với độ chính xác 5000 ta được 98 180 000.

\(\)

\(2.\) a) Làm tròn số 4,76908 với độ chính xác 0,5.

b) Làm tròn số -4,76908 với độ chính xác 0,05.

Giải

a) Làm tròn số 4,76908 với độ chính xác 0,5 tức là làm tròn đến chữ số hàng đơn vị. Chữ số bên phải hàng đơn vị là 7 > 5 nên ta tăng thêm chữ số hàng đơn vị một đơn vị. Các chữ số sau dấu phẩy ta bỏ đi.

Làm tròn số 4,76908 với độ chính xác 0,5 ta được 5.

b) Làm tròn số -4,76908 với độ chính xác 0,05 tức là làm tròn đến chữ số hàng phần mười. Chữ số bên phải hàng phần mười là 6 > 5 nên ta tăng thêm chữ số hàng phần mười một đơn vị. Các chữ số sau hàng phần mười ta bỏ đi.

Làm tròn số -4,76908 với độ chính xác 0,05 ta được -4,8.

\(\)

\(3.\) a) Sử dụng máy tính cầm tay để tính rồi viết mỗi số sau dưới dạng số thập phân vô hạn (tuần hoàn hoặc không tuần hoàn): \(\displaystyle\frac{17}{3};\ -\displaystyle\frac{25}{7};\ \sqrt{5};\ -\sqrt{19}.\)

b) Làm tròn số \(-\sqrt{19}\) với độ chính xác \(0,05.\)

Giải

a) \(\displaystyle\frac{{17}}{3} = 5,66666666667\)

\(-\displaystyle\frac{25}{7} =-3,57142857143\)

\(\sqrt{5} = 2,2360679775\)

\(-\sqrt{19} = 4,35889894354\)

b) Ta có: \(-\sqrt{19} = -4,35889894354\) làm tròn số đến \(0,05\) tức là làm tròn đến hàng phần mười.

Chữ số bên phải hàng phần mười là \(5\) nên ta tăng thêm chữ số hàng phần mười một đơn vị. Các chữ số sau hàng phần mười ta bỏ đi.

Làm tròn số \(-\sqrt{19}\) với độ chính xác 0,05 ta được \(-4,4.\)

\(\)

\(4.\) Áp dụng quy tắc làm tròn số để ước lượng kết quả của mỗi phép tính sau:

a) \((-28,29) + (-11,91);\)

b) \(43,91-4,49;\)

c) \(60,49 . (-19,51).\)

Giải

a) Ta có: \(-28,29 ≈ -28;\ -11,91 ≈ -12\)

\((-28,29) + (-11,91) ≈ (-28) + (-12) = -40\)

Vậy \((-28,29) + (-11,91) ≈ -40.\)

b) Ta có: \(43,91 ≈ 44;\ 4,49 ≈ 4\)

\(43,91-4,49 ≈ 44-4 = 40\)

Vậy \(43,91-4,49 ≈ 40.\)

c) Ta có: \(60,49 ≈ 60;\ (-19,51) ≈ -20\)

\(60,49 . (-19,51) ≈ 60 . (-20) = -1200\)

Vậy \(60,49 . (-19,51) ≈ -1200.\)

\(\)

\(5.\) Các nhà khoa học tính được vận tốc ánh sáng bằng 299 792 458 m/s. Để dễ nhớ, người ta nói vận tốc ánh sáng là 300 000 000 m/s. Số liệu đó được làm tròn đến hàng nào?

Giải

Độ chính xác d là:

300 000 000 – 299 792 458 = 207 542

Vì 100 000 < 207 542 < 1 000 000 nên số liệu đã được làm tròn đến hàng triệu.

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực

Xem bài giải tiếp theo: Bài 5: Tỉ lệ thức

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 7 Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x