Bài 4. Hệ số góc của đường thẳng

Chương 5 – Bài 4. Hệ số góc của đường thẳng trang 26 sách bài tập toán lớp 8 tập 2 NXB Chân Trời Sáng Tạo. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

1. Cho hàm số bậc nhất \(y = ax-4.\)

a) Tìm hệ số góc \(a\) biết rằng đồ thị hàm số đi qua điểm \(M(1;-2).\)

b) Vẽ đồ thị của hàm số.

Giải

a) Vì đồ thị hàm số đi qua điểm \(M(1;-2)\) ta có:

\(-2 = a .1-4 \Rightarrow a =-2 + 4 = 2.\)

Hàm số cần tìm là \(y = 2x-4\) có hệ số góc \(a = 2.\)

b) Cho \(x = 0\) thì \(y =-4\) ta được điểm \(A(0;-4)\) trên \(Oy.\)

Cho \(y = 0\) thì \(x = 2\) ta được điểm \(B(2;0)\) trên \(Ox.\)

Đồ thị hàm số là đường thẳng đi qua hai điểm \(A(0;-4)\) và \(B(2;0).\)

\(\)

2. a) Vẽ đồ thị của hai hàm số y = x và y = x + 2 trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

b) Dùng thước đo góc để tìm góc tạo bởi hai đường thẳng y = x và y = x + 2 với trục Ox.

Giải

a) Với hàm số \(y = x:\)

Cho \(x = 1\) thì \(y = 1.\) Đồ thị hàm số đi qua điểm \(A(1;1).\)

Đồ thị hàm số \(y = x\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(O(0;0)\) và \(A(1;1).\)

Với hàm số \(y = x + 2:\)

Cho \(x = 0\) thì \(y = 2\) ta được điểm \(M(0;2)\) trên \(Oy.\)

Cho \(y = 0\) thì \(x = \displaystyle\frac{-2}{1} =-2\) ta được điểm \(N(-2;0)\) trên \(Ox.\)

Đồ thị hàm số \(y = x + 2\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(M(0;2)\) và \(N(-2;0).\)

b) Số đo của góc tạo bởi hai đường thẳng \(y = x\) và \(y = x + 2\) với trục \(Ox\) là \(45^o.\)

\(\)

3. Hãy chỉ ra ba cặp đường thẳng cắt nhau và các cặp đường thẳng song song với nhau trong các đường thẳng sau:

\(d_1: y = 0,2x;\qquad d_2: y = -2x + 4;\)

\(d_3: y = 0,2x-0,8;\qquad d_4: y = -2x-5;\)

\(d_5: y = \sqrt{3}x+3;\qquad d_6: y = \sqrt{3}x-\sqrt{5}.\)

Giải

Ta có các cặp đường thẳng cắt nhau là: \(d_1\) và \(d_2;\) \(d_2\) và \(d_3;\) \(d_3\) và \(d_4\) vì hai đường thẳng trong mỗi cặp có hệ số góc khác nhau.

Các cặp đường thẳng song song: \(d_1\) và \(d_3\) (có hế số góc đều bằng \(0,2\)), \(d_2\) và \(d_4\) ( có hệ số góc đều bằng \(-2\)); \(d_5\) và \(d_6\) ( có hệ số góc đều bằng \(\sqrt{3}\))

\(\)

4. Tìm hệ số góc a để hai đường thẳng \(y = ax +2\) và \(y = 9x-9\) song song với nhau.

Giải

Hai đường thẳng \(y = ax +2\) và \(y = 9x-9\) song song với nhau nên có cùng hệ số góc suy ra \(a = 9.\)

\(\)

5. Cho hai hàm số bậc nhất \(y = 2mx-5\) và \(y = 2x + 1.\)

Với giá trị nào của \(m\) thì đồ thị của hai hàm số đã cho là:

a) Hai đường thẳng song song với nhau?

b) Hai đường thẳng cắt nhau?

Giải

a) Hai đường thẳng \(y = 2mx-5\) và \(y = 2x + 1\) song song với nhau nên có hệ số góc bằng nhau suy ra \(m=1.\)

b) Hai đường thẳng \(y = 2mx-5\) và \(y = 2x + 1\) song song với nhau nên có hệ số góc khác nhau suy ra \(m ≠1.\)

\(\)

6. Cho đường thẳng d: y = x + 2023. Hãy viết phương trình hai đường thẳng song song với d.

Giải

Gọi hai phương trình đường thẳng song song với d là d’ và d”.

Đường thẳng  d : y = x + 2023 có a = 1 ; b = 2023.

Đường thẳng song song với d phải có cùng hệ số góc a và khác b.

Do đó ta có: d’: y = x + 1;  d” = x – 2.

\(\)

7. Cho đường thẳng d: y = – x – 2022. Hãy viết phương trình hai đường thẳng cắt d.

Giải

Gọi d’ và d” là hai phương trình đường thẳng cắt d.

Đường thẳng  d: y = – x – 2022 có a = -1 ; b = -2022.

Đường thẳng cắt d phải khác hệ số góc a và b tùy ý.

Vậy ta có: d’: y = x + 5;  d” = 5x – 10.

\(\)

8. Lan phụ giúp mẹ bán nước chanh, em nhận thấy số li nước chanh y bán được trong ngày và nhiệt độ trung bình x (\(^o\)C) của ngày hôm đó có mối tương quan. Lan ghi lại các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y trong bảng sau:

a) So sánh các giá trị x và y tương ứng trong bảng dữ liệu trên với tọa độ (x;y) của các điểm A, B, C, D, E, F trên mặt phẳng tọa độ trong Hình 6.

b) Cho biết đường thẳng d: y = mx đi qua các điểm A, B, C, D, E, F ở câu a. Tìm hệ số góc của d.

Giải

a) Các giá trị x và y tương ứng trong bảng dữ liệu là tọa độ (x;y) của các điểm A, B, C, D, E, F trên mặt phẳng tọa độ trong Hình 6.

b) Đường thẳng d: y = mx đi qua các điểm A có tọa độ (20;10) nên 10 = 20m suy ra m = \(\displaystyle\frac{1}{2}.\)

Vậy hệ số góc của d là \(\displaystyle\frac{1}{2}.\)

\(\)

9. Một xe khách khởi hành từ bến xe phía Nam bưu điện thành phố Huế để đi vào thành phố Quy Nhơn với tốc độ 50 km/h.

a) Cho biết bến xe cách bưu điện thành phố Huế 4 km. Sau x giờ, xe khách cách bưu điện thành phố Huế y km. Tính y theo x.

b) Tìm hệ số góc của đường thẳng là đồ thị của hàm số y ở câu a.

Giải

a) Quãng đường xe khách đi được sau x giờ với vận tốc 50 km/h là 50x (km).

Vì bến xe cách bưu điện thành phố Huế 4 km nên sau x giờ xe khách cách bưu điện thành phố Huế số km là: 50x + 4.

Do đó, y = 50x + 4 với y là số km xe khách cách bưu điện thành phố Huế sau x giờ.

Vì y = 50x + 4 là một hàm số bậc nhất nên hệ số góc của đường thẳng là đồ thị của hàm số là a = 50.

\(\)

10. Một người bắt đầu mở một vòi nước vào một cái bể đã chứa sẵn \(3\ m^3\) nước, mỗi giờ chảy được \(1\ m^3.\)

a) Tính thể tích y (\(m^3\)) của nước có trong bể sau x giờ.

b) Vẽ đồ thị hàm số y theo biến số x.

Giải

a) Thể tích y (\(m^3\)) của nước có trong bể sau x giờ là: y = x + 3.

b) Vẽ đồ thị hàm số y = x + 3.

Cho  x = 0 thì y = 3 ta được điểm A(0;3) trên Oy.

Cho  y = 0 thì x = -3  ta được điểm B(-3;0) trên Ox.

Đồ thị hàm số y = x + 3 là đường thẳng đi qua hai điểm  A(0;3) và B(-3;0).

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 3. Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

Xem bài giải tiếp theo: Bài tập cuối chương 5

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x