Bảng và khoá chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ SGK Tin học Lớp 11 định hướng tin học ứng dụng trang 52 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Giới thiệu các hệ cơ sở dữ liệu. Bài 2. Bảng và khoá chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ.
KHỞI ĐỘNG
Hồ sơ học sinh một lớp được tổ chức theo dạng bảng: mỗi hàng chứa dữ liệu về một học sinh, mỗi cột chứa dữ liệu về một thuộc tính của học sinh như: họ và tên, ngày sinh, …
Theo em, cách tổ chức như vậy có ưu điểm gì trong việc quản lí thông tin học sinh của một lớp?
Đáp án:
Muốn biết toàn bộ dữ liệu về một HS thì xem trên một hàng; mỗi cột trong bảng là dữ liệu thể hiện một thuộc tính của đối tượng cần quản lí. Việc tổ chức như vậy khoa học, dễ cập nhật dữ liệu, dễ tra cứu và tìm kiếm.
1. Tổ chức dữ liệu trong CSDL quan hệ va các thao tác trên dữ liệu
a) Cơ sở dữ liệu quan hệ
Cơ sở dữ liệu quan hệ là một tập hợp các bảng dữ liệu có liên quan với nhau.
b) Cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ
Cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ là cập nhật cho các bảng của CSDL này.
Cập nhật dữ liệu của một bảng bao gồm các thao tác thêm, sửa và xoá dữ liệu của bảng.
Cập nhật dữ liệu không làm thay đổi cấu trúc của bảng.
c) Truy vấn trong CSDL quan hệ
Việc khai thác thông tin một CSDL là tìm kiếm dữ liệu và kết xuất ra thông tin cần tìm.
d) Các ràng buộc dữ liệu trong CSDL quan hệ
HOẠT ĐỘNG
Theo em, mỗi học sinh cần phải có riêng một Mã định danh để đưa vào hồ sơ quản lí hay không? Vì sao?
Đáp án:
Theo em, mỗi học sinh cần phải có riêng một Mã định danh để đưa vào hồ sơ quản lý, vì một số ràng buộc dữ liệu:
– Trong một số bảng không có hai bản ghi giống nhau hoàn toàn.
– Trong cùng một bảng, mỗi trường có một tên phân biệt với tất cả các trường khác.
– Mỗi bảng có một tên phân biệt với các bảng khác trong cùng CSDL.
– Mỗi ô của bảng ghi chỉ chứa một giá trị.
2. Khoá của một bảng
Khoá của một bảng: tập hợp các trường (có thể chỉ là một trường) mà mỗi bộ giá trị của nó xác định duy nhất một bản ghi ở trong bảng và ta không thể bỏ đi trường nào mà tập hợp các trường còn lại vẫn còn có tính chất xác định duy nhất một bản ghi trong bảng.
3. Hệ quản trị CSDL đảm bảo ràng buộc khoá
Bất cứ hệ quản trị CSDL nào cũng có cơ chế kiểm soát, ngăn chặn những vi phạm ràng buộc khoá đối với việc cập nhật dữ liệu.
Để thực hiện điều đó, phần mềm yêu cầu người tạo lập CSDL chỉ định trường làm khoá chính và mỗi khi xuất hiện thao tác cập nhật dữ liệu, phần mềm sẽ tự động kiểm tra xem cập nhật đó có vi phạm ràng buộc khoá hay không.
VẬN DỤNG
Để tiếp tục xây dựng CSDL quản lý một thư viện, em hãy cho biết:
a) Dự kiến của em về cấu trúc bảng người đọc, biết rằng bảng này dùng để lưu trữ dữ liệu về những người có thẻ thư viện.
b) Trong các trường của bảng người đọc, nên chọn trường nào làm khoá chính? Giải thích vì sao?
c) Hãy nêu ví dụ cụ thể về nhập dữ liệu cho bảng người đọc nhưng vi phạm ràng buộc khoá?
Đáp án:
a) Bảng NGƯỜI ĐỌC quản lí có thẻ thư viện, cần lưu giữ thông tin của mỗi người đọc, do vậy các thuộc tính cần lưu trữ là: Số thẻ TV, Họ và tên, Ngày sinh, Địa chỉ,…(có thể có Lớp, Mã định danh,… tuy nhiên chỉ nên quản lí những thuộc tính thật cần thiết cho hoạt động của thư viện). Mỗi một thuộc tính cần quản lí là một cột (trường) trong bảng này.
b) Có thể lấy Số thẻ TV làm khoá của bảng NGƯỜI ĐỌC vì Số thẻ TV xác định duy nhất một người đọc.
c) Có thể lấy ví dụ thêm một bản ghi và sửa một bản ghi đều dẫn đến kết quả có hai bản ghi trùng nhau ở giá trị Số thẻ TV.
CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA
Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?
a. Trong CSDL quan hệ, mỗi bảng chỉ có một khoá.
b. Khoá của một bản ghi chỉ là một trường.
c. Nêu hai bản ghi khác nhau thì giá trị khoá của chúng là khác nhau.
d. Các hệ quản trị CSDL quan hệ tự động kiểm tra ràng buộc khoá để đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu.
Đáp án: Phương án c, d.
Xem các bài giải khác tại Giải sách giáo khoa tin học lớp 11 Tin học ứng dụng – Cánh Diều
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Không bao giờ từ bỏ hy vọng. Cố gắng mỗi ngày.