Chủ đề 4. Bài 14. Làm quen với đối tượng đường và văn bản.

Bài 14 Làm quen với đối tượng đường và văn bản trang 75 sách giáo khoa Tin Học lớp 10NXB Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 4. Ứng dụng Tin học. Bài 14. Làm quen với đối tượng đường và văn bản

LÀM QUEN VỚI ĐỐI TƯỢNG DẠNG ĐƯỜNG

Hoạt động 1. So sánh hai hình chữ nhật

Quan sát hai hình chữ nhật ở Hình 14.1 và tìm ra điểm khác nhau giữa hai hình.

Đáp án:

Hình 14.1a có ba đỉnh đánh dấu, hai loại kí hiệu.

Hình 14.1b được đánh dấu cả bốn đỉnh bằng hình vuông.

Câu hỏi

Để vẽ một hình chữ nhật tròn góc em nên dùng công cụ nào? Giải thích tại sao.

Đáp án:

Để vẽ một hình chữ nhật tròn góc nên dùng công cụ trong hộp công cụ, sau đó tinh chỉnh góc bo bằng công cụ tinh chỉnh vì khi đó các cạnh và góc của hình sau biến đổi đồng dạng, kết quả thu được vẫn là hình chữ nhật tròn góc.

SỬ DỤNG CÔNG CỤ TINH CHỈNH ĐƯỜNG

Hoạt động 2. Nhận dạng điểm neo

Quan sát hình trái tim, xác định xem các điểm được đánh dầu nằm trên Hình 14.4 có những đặc điểm gì?

Đáp án:

Có 4 điểm, 2 điểm kí hiệu bằng hình vuông và 2 điểm kí hiệu bằng hình thoi.

Mỗi điểm gắn với hai tia ở hai bên, có đầu mút tròn; có hướng, độ dài khác nhau.

Câu hỏi

Hình 14.7 có mấy đoạn cong? Xác định điểm neo trơn và neo góc của hình.

Đáp án:

Trong hình có hai đoạn cong và ba điểm neo. Trong đó: hai điểm neo ở hai đầu là neo góc, điểm ở giữa là neo trơn.

ĐỐI TƯỢNG VĂN BẢN

Hoạt động 3. Tìm hiểu đối tượng văn bản

Trong các cách trình bày văn bản sau, em thấy cách nào đẹp hơn? Các phần mềm em đã học có thể thiết kế văn bản như vậy không?

Đáp án:

Việc sắp chữ bao quanh biểu tượng đẹp hơn và tốn ít không gian hơn. Sự cân đối trong bố cục giúp gây thiện cảm cho người xem.

Câu hỏi

Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là sai khi làm việc với đoạn văn bản trong Inkscape.

A. Trong một đoạn văn có nhiều chữ ta có thể tô mỗi chữ bằng một màu khác nhau.

B. Nếu đặt đoạn văn uốn lượn theo một đường, ta không thể thay đổi định dạng đó.

C. Trong một đoạn văn có nhiều chữ, ta có thể tuỳ chỉnh để mỗi chữ độ cao thấp khác nhau.

D. Ta có thể đặt đoạn văn bản theo một khuôn dạng nhất định.

Đáp án: phương án B.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Hãy vẽ hình con chuột (Hình 14.15).

Hướng dẫn:

Vẽ hình con chuột:

Vẽ thân như hình chiếc lá (không cuống), thêm ba hình tròn làm mắt và mũi.

Thêm râu và đuôi bằng công cụ Pen .

Câu 2. Hãy vẽ chiếc lá và tô màu (Hình 14.16).

Hướng dẫn:

Vẽ hình chiếc lá và tô màu:

Vẽ hình trái tim có đáy nhọn so với nhiệm vụ 2 – SGK.

Tô màu chuyển sắc và sao chép thành 4 hình sau đó ghép vào vị trí phù hợp.

Vẽ thêm các đường gân và cuống lá bằng công cụ Pen .

Câu 3. Em hãy mở lại hình miếng dưa hấu đã vẽ ở bài trước và thêm chỉ tiết để được hình như Hình 14.17.

Hướng dẫn:

Vẽ hình miếng dưa hấu:

Vẽ thêm hình đám mây như trong bài 13, tạo bản sao của đám mây rồi đưa một đám mây vào vị trí tương ứng với vết cắn trên miếng dưa hấu.

Chọn phần ruột và đám mây rồi thực hiện lệnh Path/Difference. Làm tương tự với đám mây còn lại và phần vỏ dưa.

Thêm đoạn văn bản vào hình vẽ, chọn từng kí tự rồi tô màu và dịch theo chiều thẳng đứng.

VẬN DỤNG

Em hãy sưu tầm các mẫu logo đơn giản và vẽ lại mẫu.

Hướng dẫn

Sưu tầm các logo thường gặp như Youtube, Facebook, Shopee,..

__________***__________

Xem các bài giải khác tại Giải bài tập SGK tin học lớp 10 – NXB Kết nối tri thức với cuộc sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x