Bài 13. Cơ sở dữ liệu quan hệ

Cơ sở dữ liệu quan hệ SGK trang 64 lớp 11 Tin học ứng dụng – NXB Kết Nối Tri Thức, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 4. Giới thiệu các hệ cơ sở dữ liệu. Bài 13. Cơ sở dữ liệu quan hệ.

KHỞI ĐỘNG

Trong bài trước các em đã biết khái niệm CSDL. Đã có khá nhiều mô hình CSDL khác nhau. Từ những năm 1970, Edgar Frank Codd (1923 – 2003) đã đề xuất mô hình CSDL quan hệ. Mô hình này nhanh chóng trở thành mô hình được dùng phổ biến nhất, nó xuất hiện trong hầu khắp các ứng dụng quản lí, kể cả trong các ứng dụng thư tín điện tử, mạng xã hội,… Vậy mô hình CSDL quan hệ là gì?

Đáp án:

Bảng xếp hạng những hệ QTCSDL thông dụng:

Ta quan sát bảng trên ở cột Database Model (mô hình CSDL), có thể thấy đa số là mô hình Relational (mô hình quan hệ).

CSDL quan hệ là CSDL lưu trữ dữ liệu dưới dạng các bảng có quan hệ với nhau.

1. KHÁI NIỆM CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ

Hoạt động 1. Tìm hiểu về một CSDL thông tin âm nhạc

Một CSDL các bản nhạc, trên một website âm nhạc, được tổ chức như mô tả trong Hình 13.1, gồm có danh sách các tên nhạc sĩ với mã (định danh) là Aid (Hình 13.1a), danh sách các tên ca sĩ với mã (định danh) là Sid (Hình 13.1b), danh sách các bản nhạc với tên bản nhạc, mã nhạc sĩ (tác giả bản nhạc) và mã Mid – định danh bản nhạc (Hình 13.1c), danh sách các bản thu âm gồm có mã bản nhạc và mã ca sĩ (Hình 13.1d). Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi sau:

1. Nhạc sĩ sáng tác bản nhạc “Trường ca sông Lô” là nhạc sĩ nào? Nhạc sĩ sáng tác bản nhạc “Xa khơi” là nhạc sĩ nào?

2. Bản thu âm trong Hình 13.1d tương ứng với dòng 0005 TN là bản thu âm của bản nhạc nào, do ca sĩ nào thể hiện?

Đáp án:

1. Nhạc sĩ sáng tác bản nhạc “Trường ca sông Lô” là nhạc sĩ Văn Cao.

Vì: Trong bảng Bản nhạc, bản nhạc “Trường ca sông Lô” có Aid là “2”.

Trong bảng Nhạc sĩ, Aid = 2 có TenNS là “Văn Cao”.

Nhạc sĩ sáng tác bản nhạc “Xa khơi” là nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ.

Vì: Trong bảng Bản nhạc, bản nhạc “Xa khơi” có Aid là “4”.

Trong bảng Nhạc sĩ, Aid = 4 có TenNS là “Nguyễn Tài Tuệ”.

Mỗi bảng có quan hệ với một số bảng còn lại thông qua một thuộc tính nào đó: bảng Bản nhạc và bảng Nhạc sĩ có chung thuộc tính Aid, bảng Bản thu âm và bảng Bản nhạc có chung thuộc tính Mid.

CÂU HỎI

Câu 1. Hãy chỉ ra các cột của bảng Bản nhạc.

Đáp án: Mid, Aid, TenBN.

Câu 2. Bảng Bản thu âm và bảng Ca sĩ có chung thuộc tính nào?

Đáp án: Sid.

2. MỘT SỐ THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

– Bản ghi (record) được dùng thay cho hàng/dòng, trường (field) được dùng thay cho cột.

– Khoá chính: Trong một bảng có nhiều khoá, có thể chọn một khoá bất kì làm khoá chính và thường chọn khoá có ít trường nhất; vì sẽ thường phải tìm kiếm dữ liệu theo khoá chính.

– Khoá ngoài: khoá ngoài của một bảng là trường hay nhóm trường làm khoá chính ở một bảng khác.

– Liên kết dữ liệu: Từ định nghĩa của khoá ngoài có thể thấy ngay có thể dùng khoá ngoài để liên kết hai bảng, tạo ra bảng mới.

Ví dụ: Có thể liên kết bảng Bản nhạc với Nhạc sĩ theo trường Aid để biết được tên nhạc sĩ sáng tác bản nhạc.

– Các trường và dữ liệu: Mỗi trường trong các bảng cần được xác định là sẽ lưu trữ dữ liệu kiểu gì, phạm vi ra sao: số nguyên hay số thập phân, trong phạm vi (giá trị nhỏ nhất, lớn nhất) xác định, xâu kí tự có độ dài tối đa bao nhiêu, giá trị lôgic đúng, sai hay 1, 0 hay dữ liệu kiểu ngày tháng…

Mục đích: Hạn chế việc lãng phí dung lượng lưu trữ dữ liệu và có thể kiểm soát tính đúng đắn về lôgic của dữ liệu được nhập vào bảng. Chẳng hạn sẽ không thể nhập các kí tự dạng chữ vào trường kiểu số nguyên, không thể nhập giá trị số vào trường kiểu ngày tháng,…

CÂU HỎI

Câu 1. Hãy chỉ ra khoá chính của bảng Ca sĩ và bảng Bản nhạc.

Đáp án:

Sid là khoá chính của bảng Ca sĩ.

Mid là khoá chính của bảng Bản nhạc.

Câu 2. Hãy chỉ ra các khoá ngoài của bảng Bản nhạc và bảng Bản thu âm.

Đáp án:

Aid là khoá ngoài của bảng Bản nhạc.

MidSid là các khoá ngoài của Bản thu âm.

LUYỆN TẬP

Cho CSDL học tập có các bảng sau: Hocsinh (họ tên, số CCCD, số thẻ học sinh, ngày sinh, địa chỉ), monhoc (tên, mã môn), Diem (số thẻ học sinh, mã môn, năm, học kì, loại điểm, điểm), trong đó loại điểm chỉ các loại ĐÐG thường xuyên, ĐĐG giữa kì, ĐĐG cuối kì.

Hãy xác định các khoá chính và các khoá ngoài của từng bảng, có thể lấy số CCCD làm khoá chính được không.

Đáp án:

Số thẻ học sinh là khoá chính của bảng Hocsinh.

Nhóm các trường (số thẻ học sinh, mã môn, năm, học kì, loại điểm) là khoá chính của bảng Diem.

Trường số thẻ học sinh trong bảng Diem là khoá ngoài của bảng này.

Số CCCD làm một khoá của bảng Hocsinh. Nếu chỉ xem xét một bảng này có thể chọn nó làm khoá chính.

Tuy nhiên nếu xem xét trong CSDL học tập gồm hai bảng như mô tả của đầu bài thì việc chọn số CCCD làm khoá chính cho bảng Hocsinh sẽ dẫn đến khó khăn là không xác định được khoá ngoài để liên kết hai bảng này với nhau.

VẬN DỤNG

Trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh được đánh số báo danh, có thể thi một số môn, được chia vào các phòng thi được đánh số, sau khi chắm sẽ có điểm thi với các môn đăng kí dự thi. Em hãy đề xuất một số bảng dữ liệu và các trường làm khoá chính và khoá ngoài cho các bảng đó.

Đáp án:

Có thể lập danh sách các thông tin cần quản lí như sau:

(SBD, Họ và tên, Phòng thi, Môn thi, Điểm)

Từ đó lập bảng ví dụ:

– Nếu lập CSDL gồm chỉ một bảng như trên sẽ gây dư thừa lượng lớn dữ liệu và xuất hiện nguy cơ gây mất tính nhất quán dữ liệu.

– Có thể xây dựng CSDL với các bảng như sau:

Khoá chính của các bảng DSHS là SBD, bảng DSMT là MT, bảng Diem là (SBD, MT); SBD và MT là các khoá ngoài của bảng Diem.

Xem các bài giải khác tại Giải bài tập SGK lớp 11 định hướng tin học ứng dụng – NXB Kết nối tri thức với cuộc sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x