Bài 11. Cơ sở dữ liệu SBT

Cơ sở dữ liệu SBT trang 27 lớp 11 Tin học ứng dụng – NXB Kết Nối Tri Thức, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 4. Giới thiệu các hệ cơ sở dữ liệu. Bài 11. Cơ sở dữ liệu.

Câu 11.1

Hãy chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất về việc lưu trữ dữ liệu phục vụ các bài toán quản lí trên máy tính và việc ghi chép lưu trữ dữ liệu thủ công trên giấy, sổ sách.

A. Là hai việc giống nhau, chỉ là thay văn bản giấy bằng văn bản trên máy tính.

B. Là hai việc khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau.

C. Là hai việc hướng đến mục tiêu giống nhau nhưng khác nhau về phương pháp làm việc.

D. Là hai việc hướng đến mục tiêu giống nhau nhưng do khả năng xử lí nhanh và chính xác của máy tính mà việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính đem lại hiệu quả cao hơn và cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn, đòi hỏi cần phải tổ chức dữ liệu một cách khoa học.

Đáp án: phương án D.

Việc lưu trữ dữ liệu phục vụ các bài toán quản lí trên máy tính và việc ghi chép lưu trữ dữ liệu thủ công trên giấy, sổ sách là hai việc hướng đến mục tiêu giống nhau nhưng do khả năng xử lí nhanh và chính xác của máy tính mà việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính đem lại hiệu quả cao hơn và cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn, đòi hỏi cần phải tổ chức dữ liệu một cách khoa học.

Câu 11.2

Kĩ thuật lưu trữ dữ liệu nào thường được sử dụng để giải quyết các bài toán quản lí trong thực tế?

A. Lưu trữ dữ liệu dạng tệp, quản lí bởi hệ điều hành.

B. Lưu trữ dữ liệu dạng văn bản.

C. Lưu trữ dữ liệu trong các CSDL.

D. Lưu trữ dữ liệu trên thẻ nhớ.

Đáp án: phương án C.

Lưu trữ dữ liệu trong các CSDL.

Câu 11.3

Phát biểu nào sau đây phản ánh việc tổ chức lưu trữ dữ liệu độc lập với phần mềm?

A. Dữ liệu nằm bên trong tệp chương trình phần mềm.

B. Dữ liệu được tổ chức theo thuật toán của phần mềm.

C. Người xây dựng phần mềm cập nhật và truy xuất dữ liệu phải biết rõ tên, vị trí lưu trên thiết bị và cấu trúc của các tệp lưu trữ dữ liệu; phải xây dựng thuật toán mở tệp dữ liệu và cập nhật, truy xuất những thành phần dữ liệu.

D. Người xây dựng phần mềm cập nhật và truy xuất dữ liệu không cần biết về vị trí lưu trên thiết bị cũng như cấu trúc tập lưu trữ dữ liệu.

Đáp án: phương án D.

Người xây dựng phần mềm cập nhật và truy xuất dữ liệu không cần biết về vị trí lưu trên thiết bị cũng như cấu trúc tập lưu trữ dữ liệu.

Câu 11.4

Những phát biểu nào không đúng khi nói về hạn chế của việc lưu trữ dữ liệu không độc lập với phần mềm?

A. Người xây dựng phần mềm cập nhật và truy xuất dữ liệu không cần phải biết rõ vị trí lưu trên thiết bị và cấu trúc của các tệp lưu trữ dữ liệu.

B. Người xây dựng phần mềm phải tự xây dựng thuật toán và mô đun chương trình đọc tập lưu trữ dữ liệu và phân tích theo cấu trúc của tập để lấy ra các thành phần dữ liệu.

C. Mỗi lần thay đổi cấu trúc tệp lưu trữ dữ liệu phải viết lại mô đun phần mềm cập nhật và truy xuất các thành phần dữ liệu.

D. Việc thay đổi cấu trúc tập lưu trữ dữ liệu không làm ảnh hưởng gì tới mô đun phần mềm cập nhật và truy xuất các thành phần dữ liệu.

Đáp án: phương án A, D.

Hạn chế của việc lưu trữ dữ liệu không độc lập với phần mềm:

– Người xây dựng phần mềm phải tự xây dựng thuật toán và mô đun chương trình đọc tập lưu trữ dữ liệu và phân tích theo cấu trúc của tập để lấy ra các thành phần dữ liệu.

– Mỗi lần thay đổi cấu trúc tệp lưu trữ dữ liệu phải viết lại mô đun phần mềm cập nhật và truy xuất các thành phần dữ liệu.

Câu 11.5

* Để lưu trữ dữ liệu không phụ thuộc phần mềm, người ta lựa chọn giải pháp nào sau đây?

A. Tập hợp lưu trữ dữ liệu thành một khối để dễ quản lí.

B. Xây dựng mô hình tổ chức lưu trữ dữ liệu (trên máy tính) và cung cấp giải pháp cập nhật, truy xuất dữ liệu theo mô hình lôgic của dữ liệu, không phụ thuộc vào các bài toán cụ thể; Người làm phần mềm cập nhật, truy xuất dữ liệu không cần biết về tệp lưu trữ dữ liệu cũng như cấu trúc của nó.

C. Lưu trữ dữ liệu dưới dạng các tệp có cấu trúc.

D. Sử dụng mạng máy tính, để không đặt chung dữ liệu và phần mềm khai thác dữ liệu trên cùng một máy.

Đáp án: phương án B.

Xây dựng mô hình tổ chức lưu trữ dữ liệu (trên máy tính) và cung cấp giải pháp cập nhật, truy xuất dữ liệu theo mô hình lôgic của dữ liệu, không phụ thuộc vào các bài toán cụ thể; Người làm phần mềm cập nhật, truy xuất dữ liệu không cần biết về tệp lưu trữ dữ liệu cũng như cấu trúc của nó.

Câu 11.6

Hãy chọn câu trả lời đúng về khái niệm CSDL.

A. Tập hợp tệp trên máy tính chứa những dữ liệu liên quan với nhau.

B. Các tệp chứa dữ liệu trong một thư mục trên thiết bị lưu trữ của máy tính.

C. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau được lưu trữ một cách có tổ chức trên hệ thống máy tính.

D. Thư mục trên thiết bị lưu trữ của máy tính gồm các tệp chứa dữ liệu.

Đáp án: phương án C.

CSDL là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, được lưu trữ một cách có tổ chức trên hệ thống máy tính.

Câu 11.7

Tính không dư thừa trong CSDL có nghĩa là gì?

A. Không có dữ liệu nào bị lưu trữ trùng lặp trong CSDL.

B. Các dữ liệu được phân loại đúng theo mức độ quan trọng.

C. CSDL được thiết kế sao cho không có thông tin nào bị bỏ sót.

D. CSDL không bao gồm bất kì thông tin nào không cần thiết.

Đáp án: phương án A.

Tính không dư thừa trong CSDL là không có dữ liệu nào bị lưu trữ trùng lặp trong CSDL.

Câu 11.8

Ràng buộc nào sau đây đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu ghi số lượng học sinh các lớp tham gia nhóm thiện nguyện “Nụ cười” do đoàn trường tổ chức?

A. Phải là số tự nhiên.

B. Phải là số nguyên.

C. Phải là số thập phân.

D. Phải là số thập phân với hai chữ số thập phân.

Đáp án: phương án A.

Phải là số tự nhiên vì dữ liệu ghi số lượng học sinh.

Câu 11.9

Hãy chỉ ra điều kiện đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu ghi danh sách các biến sử dụng trong một chương trình Python.

Đáp án:

Điều kiện đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu ghi danh sách các biến sử dụng trong một chương trình Python là quy cách đặt tên biến của chương trình Python:

– Tên của biến phải bắt đầu bằng một chữ hoặc một ký tự hoặc bằng một dấu _.

– Tên của biến không thể bắt đầu bằng một con số. Ngoài ký tự bắt đầu ra thì trong tên biến có thể sử dụng số, chữ và dấu gạch dưới như bình thường.

– Biến trong Python phải có tên riêng, không trùng lặp với tên của các biến đang tồn tại trên file làm việc của bạn.

– Tên biến của phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Câu 11.10

Dưới đây là hình ảnh một phần dữ liệu bảng điểm của hai môn học.

Theo em dữ liệu ở hai bảng này có nhất quán không? Hãy chỉ ra sự không nhất quán của dữ liệu trong hai bảng này.

Đáp án:

Dữ liệu ở hai bảng này không nhất quán.

Kiểm tra họ và tên của học sinh theo mã học sinh.

Mã HS “190002” có 2 họ tên học sinh khác nhau “Nguyễn Hoàng Anh” và “Nguyễn Hoàng An”.

Xem các bài giải khác tại Giải bài tập SBT lớp 11 định hướng tin học ứng dụng – NXB Kết nối tri thức với cuộc sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x