Sơ đồ tư duy

Bài 6. Sơ đồ tư duy trang 72 trong sách giáo khoa tin học lớp 6, NXB Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề E. Ứng dụng tin học. Bài 6. Sơ đồ tư duy.

Cách lập một sơ đồ tư duy đơn giản

Hoạt động

Sơ đồ tư duy thể hiện kế hoạch hè của bạn Trung Anh
Hình 1. Sơ đồ tư duy thể hiện kế hoạch hè của bạn Trung Anh

Xem sơ đồ tư duy thể hiện một kế hoạch hoạt động hè ở Hình 1. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

1) Nếu gọi chủ đề trung tâm là chủ đề mẹ thì đâu là những chủ đề con của chủ đề trung tâm?

2) Nếu gọi chủ đề Ôn tập là chủ đề con thì chủ đề mẹ của nó là chủ đề nào?

3) Nếu gọi chủ đề Ôn tập là chủ đề mẹ thì nó có những chủ đề con nào?

Đáp án:

1) Chủ đề trung tâm là chủ đề mẹ “Kế hoạch Hè”, chủ đề con là “Tham gia hoạt động”, “Học mới”, “Giúp bố mẹ”, “Ôn tập”.

2) Chủ đề mẹ của chủ đề “Ôn tập” là “Kế hoạch Hè”.

3) Chủ đề con của chủ đề “Ôn tập” là “Tiếng Anh”, “Toán”.

LUYỆN TẬP

Bài 1. Em hãy tóm tắt các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính bằng cách vẽ tay một sơ đồ tư duy.

Đáp án: gợi ý

Sơ đồ tư duy đạt yêu cầu là sơ đồ có 3 nhánh thể hiện một mạng máy tính có 3 thành phần chính (Máy tính và các thiết bị chia sẻ thông tin; Các thiết bị mạng để kết nối; Các phần mềm giúp giao tiếp và truyền thông tin trên mạng).

Tóm tắt các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính bằng cách vẽ tay một sơ đồ tư duy
Tóm tắt các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính bằng cách vẽ tay một sơ đồ tư duy

Bài 2. Em hãy vẽ tay một sơ đồ tư duy thể hiện những chuẩn bị của em cho một chuyến tham quan.

Đáp án: gợi ý

Chủ đề trung tâm “Chuyến tham quan” có thể được triển khai thành một số chủ đề chính như: Mục đích, Địa điểm, Thời gian, Đồ vật mang theo, …

VẬN DỤNG

Theo em sử dụng sơ đồ tư duy là hữu ích trong những trường hợp nào sau đây?

– Viết một lá thư cho người thân.

– Tóm tắt ý chính của một bài phát biểu.

– Tính toán chi phí cho một hoạt động.

– Tổng kết nội dung một cuộc họp.

Đáp án:

Sử dụng sơ đồ tư duy trong hai trường hợp sau là hữu ích:

  • Tóm tắt ý chính của một bài phát biểu.
  • Tổng kết nội dung một cuộc họp.

Trường hợp viết một lá thư cho người thân không nên sử dụng sơ đồ tư duy vì phải viết chi tiết như một bài văn.

Trường hợp tính toán chi phí cho một hoạt động, dùng các công cụ tính toán được thì thuận lợi hơn dùng sơ đồ tư duy.

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA

Câu 1. Theo em một bản đồ có phải là một sơ đồ tư duy không? Vì sao?

Đáp án:

Bản đồ không phải là sơ đồ tư duy vì bản đồ phản ánh một phần thế giới tự nhiên, không phải là kết quả sự tóm tắt những suy nghĩ của con người. Bản đồ chỉ ra vị trí và độ to nhỏ của các thành phần xuất hiện trên đó phải theo một tỉ lệ nhất định.

Câu 2. Vì sao em có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung một bài học?

Đáp án:

Em có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung một bài học, vì:

Mỗi bài học là chủ đề gồm nhiều kiến thức (mỗi bài học được tổ chức thành các mục nội dung, mỗi nội dung là một thành phần triển khai của chủ đề bài học).

Mỗi kiến thức (mỗi nội dung) có thể được triển khai thành nhiều chi tiết hơn nữa.

Em có thể nhìn lại toàn bộ kiến thức của bài một cách có hệ thống và cô đọng trong logic chặt chẽ.

Em sẽ dễ nhớ những kiến thức quan trọng, hiểu bài học sâu sắc hơn, từ đó khả năng vận dụng tốt hơn những gì đã học.

__________***__________

Xem các bài giải khác tại https://bumbii.com/giai-bai-tap-sgk-tin-hoc-lop-6-nxb-canh-dieu/

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x