Chương 3 – Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương trang 49 sách giáo khoa toán lớp 7 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo.
\(1.\) Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 10).
a) Nêu các cạnh và đường chéo.
b) Nêu các góc ở đỉnh B và đỉnh C.
c) Kể tên những cạnh bằng nhau.
Giải
a) Các cạnh của hình hộp: AB, BC, CD, DA, EF, FG, GH, HE, AE, BF, CG, DH.
Các đường chéo: AG, DF, EC, BH.
b) Các góc đỉnh B là: Góc ABC, góc ABF, góc CBF.
Các góc đỉnh C là: Góc BCD, góc BCG, góc DCG.
c) Các cạnh bằng nhau: AB = CD = EF = HG; BC = AD = FG = EH; AE = BF = CG = DH.
\(\)
\(2.\) Quan sát hình lập phương EFGH.MNPQ (Hình 11).
a) Biết MN = 3 cm. Độ dài các cạnh EF, NF bằng bao nhiêu?
b) Nêu tên các đường chéo của hình lập phương.
Giải
a) Do EFGH.MNPQ là hình lập phương nên các cạnh của hình bằng nhau.
Do đó EF = NF = MN = \(3\) cm.
b) Các đường chéo của hình lập phương là: EP, FQ, MG, HN.
\(\)
\(3.\) Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?
Giải
Hình a) các mặt đều là hình chữ nhật với số đo các cạnh không bằng nhau nên hình a) là hình hộp chữ nhật.
Hình b) các mặt đều là hình chữ nhật với số đo các cạnh không bằng nhau nên hình b) là hình hộp chữ nhật.
Hình c) các mặt đều là hình vuông với số đo các cạnh bằng nhau nên hình c) là hình lập phương.
\(\)
\(4.\) Trong hai tấm bìa ở các Hình 13b và Hình 13c, tấm bìa nào có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a?
Giải
Ta thấy tấm bìa ở hình c có cạnh \(2\) cm mà hình hộp ở hình a không có cạnh \(2\) cm nên tấm bìa ở hình c không gấp được thành hình hộp chữ nhật ở hình a.
Tấm bìa ở hình b có số đo các cạnh giống với số đo các cạnh của hình hộp chữ nhật ở hình a.
\(\)
Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 7 – NXB Chân Trời Sáng Tạo.
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech