Bài 3. Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên trang 12 Vở bài tập toán lớp 6 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo
\(1\). Tính một cách hợp lí:
a) \(42 + 44 + 46 + 48 + 50;\)
b) \(150 . 250 . 400 . 800.\)
Giải
a)
Ta nhóm các số hạng có tổng là một số tròn chục lại với nhau. Bằng cách này phép tính sẽ trở nên đơn giản hơn.
\(42 + 44 + 46 + 48 + 50 = (42 + 48) + (44 + 46) + 50\)
\(= 90 + 90 + 50 = 180 + 50 = 230.\)
b)
Vì phép nhân có tính chất giao hoán (có thể đổi vị trí các thừa số) nên ta có thể nhóm lại như sau:
\(150.250.400.800=(150.800).(250.400)\)
\(= 120\text{ }000.100\text{ }000=12\text{ }000\text{ }000\text{ }000.\)
\(\)
\(2\). Tìm số tự nhiên x biết:
a) \((2x + 1) . 2907 = 8721;\)
b) \((4x-16) : 1905 = 60.\)
Giải
Cách giải chung mà các em cần nhớ đó là:
- Đưa x về vế trái, đưa số về vế phải.
- Khi chuyển vế lưu ý Phép cộng sẽ thành Phép trừ; Phép nhân sẽ thành Phép chia.
a)
\(2x+1=8721:2907\Leftrightarrow2x+1=3\)
\(\Leftrightarrow2x=3-1\Leftrightarrow2x=2\)
\(\Leftrightarrow x=2:2\Leftrightarrow x=1.\)
b)
\((4x-16) : 1905 = 60\Leftrightarrow4x-16= 60.1905\)
\(\Leftrightarrow4x-16=114\text{ }300\Leftrightarrow4x=114\text{ }300+16\)
\(\Leftrightarrow 4x=114\text{ }316\Leftrightarrow x=114\text{ }316:4\Leftrightarrow x=28\text{ }579.\)
\(\)
\(3\). Mẹ Lan mang \(200000\) đồng vào siêu thị mua \(2\) kg khoai tây, \(5\) kg gạo và \(2\) nải chuối chín. Giá mỗi ki-lô-gam khoai tây là \(26500\) đồng, mỗi ki-lô-gam gạo là \(18000\) đồng, mỗi nải chuối là \(15000\) đồng. Hỏi mẹ Lan còn bao nhiêu tiền?
Giải
Số tiền mua \(2\) kg khoai tây là: \(2 . 26500 = 53000\) (đồng).
Số tiền mua \(5\) kg gạo là: \(5 . 18000 = 90000\) (đồng).
Số tiền mua \(2\) nải chuối là: \(2 . 15000 = 30000\) (đồng).
Tổng số tiền mà mẹ Lan đã tiêu là:
\(53000 + 90000 + 30000 = 173000\) (đồng).
Mẹ Lan còn lại số tiền là:
\(200000-173000=27000\) (đồng).
Vậy mẹ Lan còn \(27000\) đồng.
Ghi nhớ: Số tiền còn lại = Số tiền ban đầu \(-\) Số tiền đã tiêu.
\(\)
\(4\). Một người buôn vàng vào thời điểm giá vàng có nhiều biến động thất thường.
Ngày thứ nhất mua vào với giá \(55\text{ }300\text{ }000\) đồng / \(1\) lượng.
Ngày thứ hai bán ra với giá \(55\text{ }350\text{ }000\) đồng / \(1\) lượng.
Ngày thứ ba mua vào với giá \(55\text{ }400\text{ }000\) đồng / \(1\) lượng.
Ngày thứ tư bán ra với giá \(55\text{ }450\text{ }000\) đồng / \(1\) lượng.
Ngày thứ năm mua vào với giá \(55\text{ }500\text{ }000\) đồng / \(1\) lượng.
Ngày thứ sáu bán ra với giá \(55\text{ }550\text{ }000\) đồng / \(1\) lượng.
Sau \(6\) ngày, người đó được lãi hay lỗ bao tiền mỗi lượng.
Giải
Số tiền mua vào trong \(3\) ngày là:
\(55\text{ }300\text{ }000+55\text{ }400\text{ }000+55\text{ }500\text{ }000=166\text{ }200\text{ }000\) (đồng).
Số tiền bán ra trong \(3\) ngày là:
\(55\text{ }350\text{ }000+55\text{ }450\text{ }000+55\text{ }550\text{ }000=166\text{ }350\text{ }000\) (đồng).
Để biết người đó lãi hay lỗ ta lấy Tổng tiền bán – Tổng tiền mua.
Vì \(166\text{ }350\text{ }000-166\text{ }200\text{ }000=150\text{ }000\) (đồng) nên người đó đã lãi mỗi lượng \(150\text{ }000\) đồng.
Ghi nhớ: Tiền lãi = Tổng tiền bán – Tổng tiền mua (Kết quả là một số tự nhiên).
\(\)
Giải bài tập Toán Lớp 6 – NXB Chân Trời Sáng Tạo
Bài 2. Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
Bài 4. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên

Đường tuy ngắn không đi không đến; Việc tuy nhỏ không làm không nên.