Bài 9B. Ghép ảnh SGK

Ghép ảnh SGK 8 trang 62 Tin Học lớp 8 – Chân Trời Sáng Tạo, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 4. Ứng dụng tin học. Bài 9B. Ghép ảnh.

KHỞI ĐỘNG

Theo em làm thế nào để từ các bức ảnh ở Hình 1 ta có được bức ảnh ở Hình 2?

Hình 1. Các ảnh ban đầu

Hình 1. Các ảnh ban đầu

Kết quả ghép ảnh và chỉnh sửa

Đáp án:

Cách tạo ra bức ảnh Hình 2: thay thế bầu trời ở Hình 1a bằng một phần bầu trời ở Hình 1b, thay thế hình ảnh phản chiếu của bầu trời dưới mặt nước; thêm con thuyền ở Hình 1c vào Hình 1a.

1. Thay thế vùng ảnh bầu trời

Hoạt động

Câu 1. Sắp xếp các thao tác dưới đây theo thứ tự đúng để chọn và xoá một vùng ảnh có màu sắc tương đồng.

A. Chọn công cụ Magic Wand.

B. Nháy chuột vào các vùng ảnh muốn chọn.

C. Gõ phím Delete để xoá vùng được chọn.

D. Thay đổi thông số trong hộp Tolerance để mở rộng hoặc thu hẹp vùng được chọn.

Đáp án: Thứ tự đúng: A, B, D, C.

A. Chọn công cụ Magic Wand.

B. Nháy chuột vào các vùng ảnh muốn chọn.

D. Thay đổi thông số trong hộp Tolerance để mở rộng hoặc thu hẹp vùng được chọn.

C. Gõ phím Delete để xoá vùng được chọn.

Câu 2. Em hãy cho biết lí do ta nhìn thấy hình ảnh bầu trời mà không nhìn thấy hình ảnh rừng cây ở Hình 6.

Đáp án:

Lí do ta nhìn thấy hình ảnh bầu trời mà không nhìn thấy hình ảnh rừng cây ở Hình 6 là do lớp Bầu trời ở trên nên che khuất lớp Rừng ở dưới.

2. Tạo bóng bầu trời dưới mặt nước

Hoạt động

Theo em, sau khi thực hiện thao tác nhân bản ở Hình 9, lớp Bóng bầu trời ở trên hay ở dưới lớp Rừng?

Đáp án:

Nhân bản lớp Bầu trời, lớp nhân bản Bóng bầu trời đặt ở dưới, đổi tên lớp Bầu trời mới được nhân bản thành Bóng bầu trời; lật ảnh để tạo được bóng bầu trời như Hình 11.

3. Thêm con thuyền

Hoạt động

Em nêu các việc cần thực hiện để thay đổi kích thước, vị trí của con thuyền.

Đáp án:

Thay đổi kích thước đối tượng:

B1. Nháy chuột vào tên lớp chứa đối tượng (lớp Thuyền) để đặt thành lớp hiện hành.

B2. Chọn công cụ Move Selected Pixels  trong Tools.

B3. Nháy chuột vào bên trong lớp chứa đối tượng để chọn bộ lớp (xuất hiện khung hình chữ nhật bao quanh lớp được chọn).

B4. Thực hiện kéo thả nút tròn trên cạnh của khung hình chữ nhật để thay đổi kích thước đối tượng trong lớp.

Di chuyển đối tượng:

Tương tự như trên, sau khi thực hiện các bước B2, B3, ta kéo thả chuột để di chuyển đối tượng đến vị trị mong muốn.

Kết quả thay đổi kích thước, vị trí con thuyền như ở Hình 13.

ảnh con thuyền đã được thu nhỏ, di chuyển đến vị trí mong muốn

Lưu ý:

Khi một lớp hoặc một vùng ảnh được chọn (bằng Rectangle Select, Ellipse Select, Lasso Select), ta chọn công cụ Move Selected Pixels , rồi thực hiện kéo thả nút tròn xung quanh đối tượng để thay đổi kích thước, thực hiện kéo thả để di chuyển đối tượng đang được chọn.

LUYỆN TẬP

Câu 1

Em hãy nêu các công việc cần thực hiện theo thứ tự để từ Hình 1 ta có được Hình 2.

các ảnh ban đầu

Hình 1. Các ảnh ban đầu

Đáp án:

– Mở bức ảnh ở Hình 1a.

– Chọn và xoá vùng ảnh bầu trời, bóng bầu trời dưới mặt nước.

– Thêm bức ảnh ở Hình 1b.

– Xoá nửa dưới của bức ảnh, thay đổi thứ tự lớp để tạo vùng ảnh bầu trời mới

– Nhân bản lớp ảnh bầu trời, lập ảnh để tạo bóng bầu trời dưới mặt nước.

– Thêm bức ảnh con thuyền ở Hình 1c, chọn, xoá vùng mặt nước, thay đổi kích thước, di chuyển thuyền đến vị trí thích hợp.

Câu 2

Công cụ nào sau đây không cho phép chọn một vùng ảnh.

A. Magic Wand.

B. Rectangle Select.

C. Ellipse Select.

D. Lasso Select.

E. Move Selected Pixels.

Đáp án: E.

Move Selected Pixels không phải là công cụ cho phép chọn vùng ảnh.

Công cụ này được sử dụng để thay đổi kích thước, di chuyển vùng ảnh đang được chọn.

Câu 3

Em hãy nêu các bước đặt một lớp thành lớp hiện hành, chọn toàn bộ lớp ảnh.

Đáp án:

Nháy chuột vào tên lớp đó trong hộp Layers để đặt một lớp thành lớp hiện hành; chọn công cụ Move Selected Pixels , nháy chuột vào trong lớp để chọn toàn bộ lớp ảnh.

Câu 4

Em hãy nêu lợi ích của việc sử dụng các lớp trong xử lí ảnh.

Đáp án:

Lợi ích của việc sử dụng các lớp trong xử lí ảnh:

– Cho phép ta xử lí đối tượng ảnh trên từng lớp mà không ảnh hưởng tới các đối tượng ảnh ở các lớp khác.

– Có thể dễ dàng thêm, bớt, ẩn, hiện đối tượng, thay đổi thứ tự xuất hiện, vị trí giữa các lớp để tạo nên bức ảnh như mong muốn.

Câu 5

Em hãy đưa ra hai cách sắp xếp tên các lớp ảnh dưới đây theo thứ tự từ trên xuống dưới để tạo được bức ảnh như ở Hình 2.

A. Rừng.

B. Thuyền.

C. Bầu trời.

D. Bóng bầu trời.

Kết quả ghép ảnh và chỉnh sửa

Đáp án:

Hai cách sắp xếp các lớp ảnh từ trên xuống dưới để tạo được bức ảnh ở Hình 2:

Cách 1: B (Thuyền), A (Rừng), C (Bầu trời), D (Bóng bầu trời).

Cách 2: B (Thuyền), A (Rừng), D (Bóng bầu trời), C (Bầu trời).

Xem các bài giải khác tại Giải sách giáo khoa tin học lớp 8 – Chân Trời Sáng Tạo

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x