Bài 44: Ôn tập chung

Bài 44: Ôn tập chung trang 120 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Tiết 1

Đề bài 1: Đặt tính rồi tính.

Bumbii Bài 44: Ôn tập chung trang 120 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Hướng dẫn giải:
Với phép nhân, em đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. Nhân theo thứ tự từ phải sang trái.

Bumbii Bài 44: Ôn tập chung trang 120 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Đề bài 2: Tính.

Bumbii Bài 44: Ôn tập chung trang 120 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Hướng dẫn giải:
Em thực hiện phép tính chia từ trái sang phải.

Bumbii Bài 44: Ôn tập chung trang 120 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Đề bài 3: Trong hình bên:
a) Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, ED, BM, ND.
b) Có mấy góc vuông? Nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc vuông đó.

Bumbii Bài 44: Ôn tập chung trang 120 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Hướng dẫn giải:
a) Trung điểm là điểm nằm ở giữa hai điểm và tạo thành hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau.
M là trung điểm của đoạn thẳng BC (vì M ở giữa hai điểm B, C và MB = MC = độ dài 4 ô vuông)
N là trung điểm của đoạn thẳng ED (vì N ở giữa hai điểm E, D và NE = ND = độ dài 4 ô vuông)
Q là trung điểm của đoạn thẳng BM (vì Q ở giữa hai điểm B, M và QB = QM = độ dài 2 ô vuông)
P là trung điểm của đoạn thẳng ND (vì P ở giữa hai điểm N, D và PN = PD = độ dài 2 ô vuông)

b) Sử dụng ê ke để xác định các góc vuông có trong hình.
(Hoặc quan sát nếu hai cạnh của góc trùng với hai đường kẻ ô li thì góc đó là góc vuông)
Có 5 góc vuông là:
– Góc vuông đỉnh B; cạnh BC, BE
– Góc vuông đỉnh C; cạnh CB, CD
– Góc vuông đỉnh E; cạnh EB, ED
– Góc vuông đỉnh D; cạnh DC, DE

Đề bài 4: Tính giá trị của biểu thức.

Bumbii Bài 44: Ôn tập chung trang 120 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Hướng dẫn giải:
Nếu biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ ta thực hiện từ trái sang phải.
Nếu biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính ở trong ngoặc trước.
a) 175 + 42 – 75 = 217 – 75  = 142                                         
b) 12 x (12 – 9) = 12 x 3 = 36

Đề bài 5: Cửa hàng nhà bà Năm có 1 thùng đựng 100 ℓ nước mắm và 5 can, mỗi can đựng 10ℓ nước mắm. Hỏi cửa hàng nhà bà Năm có tất cả bao nhiêu lít nước mắm?

Hướng dẫn giải:
Số lít nước mắm ở 5 can = Số lít nước mắm ở một can x 5
Số lít nước mắm cửa hàng có = Số lít nước mắm ở thùng + Số lít nước mắm ở 5 can

Bài giải
Số lít nước mắm ở 5 can là:
10 x 5 = 50 (lít)
Cửa hàng nhà bà Năm có tất cả số lít nước mắm là:
100 + 50 = 150 (lít)
Đáp số: 150 lít

Tiết 2

Đề bài 1: Đặt tính rồi tính.

Bumbii Bài 44: Ôn tập chung trang 120 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Hướng dẫn giải:
Với phép nhân, em đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. Nhân theo thứ tự từ phải sang trái.

Bumbii Bài 44: Ôn tập chung trang 120 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Đề bài 2: Tính.

Bumbii trang 120 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Hướng dẫn giải:
Em thực hiện chia từ trái sang phải.

Đề bài 3: a) Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.

Bumbii trang 120 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

b) Túi muối cân nặng bao nhiêu gam?

Bumbii trang 120 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Hướng dẫn giải:
a) Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.
Độ dài đường gấp khúc ABCD là 30 + 42 + 28 = 100 mm

b) Quan sát tranh em thấy hai đĩa cân thăng bằng, nên cân nặng của túi muối bằng tổng cân nặng các quả cân trên đĩa cân bên trái.
Vậy cân nặng của túi muối là 200 + 200 + 100 = 500 g

Đề bài 4: Tính giá trị biểu thức.

Bumbii trang 120 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Hướng dẫn giải:
Nếu biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia ta thực hiện từ trái sang phải.
Nếu biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính ở trong ngoặc trước.

a) 96 : 3 x 5 = 32 x 5
                    = 160

b) 60 : (2 x 3) = 60 : 6
                       = 10

Đề bài 5: Để giúp đỡ các bạn học sinh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, tuần đầu trường em góp được 20 thùng đựng sách vở và đồ dùng học tập. Tuần sau trường em góp được số thùng gấp 3 lần số thùng ở tuần đầu. Hỏi sau hai tuần trường em góp được tất cả bao nhiêu thùng đựng sách vở và đồ dùng học tập?

Hướng dẫn giải:
Số thùng tuần sau góp được = Số thùng tuần đầu góp được x 3
Số thùng cả hai tuần góp được = Số thùng tuần đầu góp được + số thùng tuần sau góp được

Bài giải
Số thùng tuần sau góp được là:
20 x 3 = 60 (thùng)
Sau hai tuần góp được tất cả số thùng đựng sách vở và đồ dùng học tập là:
20 + 60 = 80 (thùng)
Đáp số: 80 thùng

Xem bài giải trước: Bài 43: Ôn tập hình học và đo lường
Xem bài giải tiếp theo: Bài 45: Các số có bốn chữ số. Số 10 000
Xem các bài giải khác: Giải SGK Toán Lớp 3 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x