Bài 3. Tạo ảnh động trong GIMP SGK

Tạo ảnh động trong GIMP SGK Tin học Lớp 11 định hướng tin học ứng dụng trang 100 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề EICT. Ứng dụng tin học. Phần mềm chỉnh sửa ảnh và làm video. Bài 3. Tạo ảnh động trong GIMP.

KHỞI ĐỘNG

Hình 1 minh hoạ một dãy các lớp ảnh tĩnh trong GIMP. Ảnh thứ nhất (Hình 1a) là hình con bướm đang dang cánh rộng nhất. Ảnh thứ ba (Hình 1c) là hình con bướm đó với cánh được gập hẹp lại. Ảnh thứ hai và thứ tư (Hình 1b và Hình 1d) là hình nền màu vàng.

Ta sẽ nhìn thấy điều gì nếu dãy ảnh này xuất hiện liên tục, từ ảnh thứ nhất đến ảnh thứ tư rồi quay về ảnh thứ nhất? Tại sao lại cần lớp ảnh nền vàng xen giữa các lớp ảnh hình con bướm (xem Hình 1e)?

Đáp án:

Khi dãy ảnh xuất hiện liên tục sẽ tạo ra hình con bướm vỗ cánh.

Cần lớp ảnh nền vàng để xử lí hiện tượng lưu ảnh ở võng mạc: Hình ảnh trước đó của con bướm sẽ biến mất (bởi lớp ảnh nền vàng) trước khi nhìn thấy ảnh tiếp theo của con bướm.

2. Tạo ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế trong GIMP

Hoạt động 1

Tương tự như kịch bản cho hiệu ứng “vỗ cánh” được giới thiệu trên đây, em hãy đề xuất ý tưởng kịch bản cho một hiệu ứng khác, ví dụ hiệu ứng “chữ chạy”, “lá rơi”, “tải dữ liệu”,…

Đáp án:

Bước 1: Mở hình ảnh và điều chỉnh kích thước

Bước 2: Điều chỉnh màu sắc

Bước 3: Tạo đường chuẩn và căn chỉnh các đối tượng

Bước 4: Tạo hiệu ứng cho phần văn bản

Bước 5: Làm sáng những vùng xung quanh để văn bản dễ đọc hơn

3. Tạo ảnh động từ hiệu ứng có sẵn GIMP

Hoạt động 2

Lệnh Filters\Animation của GIMP cung cấp một số hiệu ứng để tạo ảnh động. Hãy khám phá các hiệu ứng có sẵn này trong GIMP để tạo ảnh động.

Đáp án:

Trong GIMP, lệnh “Filters → Animation” cung cấp một số hiệu ứng để tạo ảnh động. Dưới đây là một số hiệu ứng phổ biến và sẵn có để ta khám phá:

1. Blend…: Hiệu ứng chuyển động mờ dần giữa 2 Layer.

2. Burn-In…: Hiệu ứng cuốn chữ.

3. Rippling…: Hiệu ứng gió thổi.

4. Spinning Globe…: Hiệu ứng tạo quả cầu xoay

5. Wave…: Hiệu ứng gợn sóng.

6. Optimize (for GIF): Hiệu ứng tạo dãy khung hình gắn với thời gian.

VẬN DỤNG

Hãy tạo một ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế để mô phỏng hoạt động của một đối tượng hay hiện tượng nào đó. Hiệu ứng của ảnh động do em tự chọn hoặc sáng tạo. Ví dụ hiệu ứng lắc lư của con lật đật mà một số khung hình của nó được cho ở Hình 13.

Hình 13. Một số khung hình của hiệu ứng con lật đật lắc lư
Hình 13. Một số khung hình của hiệu ứng con lật đật lắc lư

Đáp án:

Cách tạo ảnh động với hiệu ứng lắc lư của con lật đật giống như cách tạo hiệu ứng “lắc lư” (dao động) của con lắc. Số hình ảnh hiển thị các trạng thái của con lật đật cũng là 5.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1. Chuẩn bị các ảnh tĩnh cho ảnh động

Nửa đầu chu kì dao động của con lật đật có thể gồm các hình lật đật nghiêng trái 30o, 60o, 90o và hai hình đối xứng với hình 30o và 60o (tức là các trạng thái 120o và 150o). Vậy cần thiết kế 5 ảnh tĩnh.

– Ảnh 1: lật đật ở vị trí 90o.

– Sao chép ảnh 1 thành 2 ảnh nữa rồi chỉnh tương ứng ở trạng thái 30o, 60o.

– Sao chép mỗi hình 30o, 60o thành một hình nữa rồi thực hiện phép đổi lật hình (Flip) để tạo hai hình đối xứng.

Bước 2. Xây dựng kịch bản cho hiệu ứng của ảnh động

– Mở tệp ảnh thứ nhất (lật đật ở trạng thái 30o).

– Mở tệp ảnh còn lại để tạo thành thứ tự 30o, 60o, 90o, 120o, 150o.

Bước 3. Xuất ảnh động

Thực hiện lệnh File\Export As để xuất ảnh động với định dạng GIF.

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA

Em đồng ý với những phát biểu nào dưới đây? Trong phần mềm thiết kế đồ hoạ GIMP:

a) Nguồn ảnh tĩnh của ảnh động luôn phải tự thiết kế.

b) Có thể thiết kế ảnh động từ các hiệu ứng có sẵn hoặc tự tạo.

c) Có thể xem trước và chỉnh sửa ảnh động khi xuất ảnh động với định dạng GIF.

d) Thứ tự các khung hình của ảnh động được sắp xếp tuỳ ý.

e) Thời gian xuất hiện của từng khung hình của ảnh động ảnh hưởng đến tốc độ chuyển động của ảnh động.

Đáp án:

a) Sai. Nguồn ảnh tĩnh của ảnh động có thể sưu tầm rồi sử dụng ngay hoặc chỉnh sửa trước khi sử dụng.

b) Đúng. GIMP hỗ trợ hai cách tạo ảnh động: từ hiệu ứng có sẵn hoặc tự tạo.

c) Sai. Chỉ có thể sửa được ảnh động trước khi thực hiện lệnh File\Export As để xuất ảnh động.

d) Sai. Thứ tự các khung hình của ảnh động phải được sắp xếp theo kịch bản mà nó tạo ra hiệu ứng cần tạo của ảnh động.

e) Đúng. Tốc độ của ảnh động phụ thuộc vào thời gian xuất hiện của từng khung hình.

Xem các bài giải khác tại Giải sách giáo khoa tin học lớp 11 Tin học ứng dụng – Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x