Bài 2. Tẩy xoá ảnh trong GIMP SGK

Tẩy xoá ảnh trong GIMP SGK Tin học Lớp 11 định hướng tin học ứng dụng trang 94 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề EICT. Ứng dụng tin học. Phần mềm chỉnh sửa ảnh và làm video. Bài 2. Tẩy xoá ảnh trong GIMP.

KHỞI ĐỘNG

Hiện trạng của khu du lịch thác Dray Nur như ở Hình 1a. Để chuẩn bị cho việc chỉnh trang khu du lịch, người quản lí đã nhờ người thiết kế cảnh quan như Hình 1b. Em hãy chỉ ra các điểm khác biệt giữa hai hình này. Theo em, bằng cách nào ta có thể nhận được bức ảnh ở Hình 1b?

Hình 1a. Cảnh thác Dray Nur, tỉnh Đắk Lắk
Hình 1b. Cảnh thác Dray Nur, tỉnh Đắk Lắk

Bumbii Education Facebook Group

  • Chia sẻ, hỏi đáp, bàn luận các vấn đề học tập.
  • Gặp gỡ các anh chị, thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm.
  • Cập nhật các kiến thức, tài liệu mới nhất.

Tham gia ngay!

Đáp án:

Khi so sánh với ảnh ở Hình 1a, có 3 điểm khác nhau trên ảnh ở Hình 1b: lối mòn sạch, đẹp hơn; bãi cỏ mọc đều và đẹp hơn (không lộ các vết đường mòn); không có cái cây cụt ngọn.

Để nhận được bức ảnh ở Hình 1b, trên ảnh ở Hình 1a cần được tẩy xoá hình cái cây cụt ngọn và chỉnh sửa các vùng ảnh tại chỗ lối mòn và chỗ bãi cỏ. Việc chỉnh sửa này cũng cần đến thao tác tẩy xoá ảnh.

Hình 2. Các vị trí cần tẩy, xoá
Hình 2. Các vị trí cần tẩy, xoá

2. Tẩy xóa bằng công cụ Healing

Hoạt động 1

Khi sử dụng công cụ Clone để chỉnh sửa ảnh ở các vị trí được chỉ ra trong Hình 2, trên ảnh lộ ra khá rõ chỗ tẩy xoá. Theo em, tại sao công cụ Clone có hạn chế này?

Đáp án:

Công cụ Healing cũng có cách sử dụng tương tự như công cụ Clone. Ngoài ra. công cụ Healing không chỉ có tác dụng như công cụ Clone mà còn hoà trộn độ sáng và sắc thái của các điểm ảnh giữa vùng mẫu và vùng đích để làm cho những điểm ảnh được chỉnh sửa không có sự khác biệt với những điểm ảnh còn lại.

Việc loại bỏ một chi tiết trên ảnh bằng công cụ Clone làm lộ ra dấu vết tẩy xóa tại đường biên của vùng ảnh bị tẩy xoá. Cần sử dụng công cụ Healing tô lên đường biên này để làm mờ vết tẩy xoá.

3. Sao chép ảnh theo phép biến đổi phối cảnh bằng công cụng Perspective Clone

Hoạt động 2

Hình 6a và Hình 6b đều thể hiện kết quả sao chép hai cái cây từ vị trí 1 đến vị trí 2 của cùng một ảnh. Theo em nếu sử dụng công cụ Clone thì sẽ tạo ra được kết quả nào (Hình 6a hay Hình 6b)? Tại sao?

Hình 6a. Ví dụ xử lí vùng ảnh tẩy xoá bị lộ ra
Hình 6a. Ví dụ xử lí vùng ảnh tẩy xoá bị lộ ra
Hình 6b. Ví dụ xử lí vùng ảnh tẩy xoá bị lộ ra

Đáp án:

Công cụ Clone hoạt động như một công cụ sao chép các đối tượng mẫu.

Đối tượng đích (kết quả sao chép) giống hệt đối tượng mẫu.Trong nhiều trường hợp, đối tượng địch được mong đợi là kết quả của một phép biến đổi phối cảnh của đổi tượng mẫu.

Ví dụ: Hình 6b cho thấy đối tượng đích ở vị trí 2 đồng dạng phối cảnh với đối tượng mẫu ở vị trí 1. Công cụ Perspective Clone giúp thực hiện phép biến đổi này.

Bumbii Education Facebook Group

  • Chia sẻ, hỏi đáp, bàn luận các vấn đề học tập.
  • Gặp gỡ các anh chị, thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm.
  • Cập nhật các kiến thức, tài liệu mới nhất.

Tham gia ngay!

VẬN DỤNG

Em hãy lựa chọn một ảnh chứa đối tượng cần loại bỏ. Sau đó, tiến hành tẩy xoá đối tượng này đồng thời khôi phục vùng ảnh chỗ tẩy xoá một cách hợp lí.

Ví dụ yêu cầu:

Một cảnh của thị xã Cửa Lò được chụp trong bức ảnh ở Hình 10a. Nếu nhìn ảnh với đúng kích thước của nó sẽ thấy rõ khu đất ở vị trí 1 chưa được xây dựng, có sỏi, đá, cát rất bừa bộn. Nó làm bức ảnh bị xấu đi nhiều.

Theo quy hoạch, mảnh đất này sẽ được làm sân bóng chuyền với cây cối xung quanh tương tự như mảnh đất ở vị trí 2. Hãy sử dụng GIMP để tạo ra bức ảnh như ở Hình 10b để xem trước kết quả quy hoạch mảnh đất nói trên.

Hình 10a
Hình 10b. Xem trước ảnh quy hoạch một khu đất

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1. Chọn công cụ Perspective Clone

Thu nhỏ ảnh và nháy chuột chọn công cụ Perspective Clone. Chọn chế độ Modify Perspective để làm xuất hiện khung phối cảnh.

Bước 2. Xác định hình dạng khung phối cảnh

Kéo thả chuột tại các điểm điều khiển ở cạnh và các góc trên khung phối cảnh để có hình dạng khu đất cần quy hoạch. Kết quả nhận được như ở Hình 11.

Hình 11. Xác định khung phối cảnh
Hình 11. Xác định khung phối cảnh

Bước 3. Sao chép phối cảnh

Chọn chế độ Perspective Clone rồi thực hiện quá trình nhấn phím Ctrl và nháy chuột lấy mẫu ảnh từ khu đất ở vị trí 2, sau đó nhấn hoặc kéo thả chuột trên ảnh khu đất ở vị trí 1 để sao chép mẫu theo phép phối cảnh. Kết quả nhận được như ở Hình 12.

Hình 12. Sao chép mẫu theo phép phối cảnh

Bước 4. Hoàn thiện

Sử dụng công cụ Clone để tẩy xoá chỗ đất và rác bừa bộn ở xung quanh và thay bằng tán lá cây ở khu vực ảnh lấy mẫu. Kết quả nhận được như ở Hình 10b.

Hình 10b

Bumbii Education Facebook Group

  • Chia sẻ, hỏi đáp, bàn luận các vấn đề học tập.
  • Gặp gỡ các anh chị, thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm.
  • Cập nhật các kiến thức, tài liệu mới nhất.

Tham gia ngay!

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA

Trong bảng sau, em hãy cho biết các công cụ ở cột A có tác dụng nào được nêu ở cột B?

Đáp án: 1 – c; 2 – a; 3 – b.

Xem các bài giải khác tại Giải sách giáo khoa tin học lớp 11 Tin học ứng dụng – Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×