Bài 13. Cấu trúc rẽ nhánh SGK

Cấu trúc rẽ nhánh SGK 8 trang 84 Tin Học lớp 8 – Chân Trời Sáng Tạo, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Bài 13. Cấu trúc rẽ nhánh.

KHỞI ĐỘNG

Hãy tìm hiểu chương trình ở Hình 1 và cho biết nếu gia đình em đi xem phim thì phải trả bao nhiêu tiền để mua vé?

Bảng 1 là giá vé xem phim trong thời gian khuyến mãi. Nếu đi xem phim vào các ngày trong tuần thì chương trình ở Hình 1 có tính đúng số tiền mua vé gia đình em phải trả hay không? Tại sao?

Đáp án:

Nếu đi xem phim vào các ngày trong tuần thì chương trình ở Hình 1 có không tính đúng số tiền mua vé gia đình em. Vì giá vé xem phim trong tuần là 40000 đồng/người thấp hơn ngày cuối tuần.

1. Cấu trúc rẽ nhánh

Hoạt động

Câu 1. Em hãy lắp ghép các câu lệnh Scratch ở cột B vào đúng vị trí trong khối lệnh ở cột A để tính tiền vé xem phim vào cuối tuần theo giá vé ở Bảng 1.

Cột ACột B
a)
b)

Đáp án: Thứ tự: 1 – b; 2 – a.

Câu 2. Em hãy lắp ghép các câu lệnh Scratch ở cột B vào đúng vị trí trong khối lệnh ở cột A để tính đúng tiền vé xem phim theo giá vé ở Bảng 1.

Cột ACột B
a)
b)
c)

Đáp án: Thứ tự: 1 – b, 2 – c, 3 – a.

2. Biểu thức

Hoạt động

Em hãy sử dụng biểu thức logic viết các câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu hoặc dạng đủ để tính tiền vé phim cho các ngày thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật.

Đáp án:

LUYỆN TẬP

Câu 1

Hình nào dưới đây là khối lệnh rẽ nhánh trong Scratch?

A.

B.

C.

D.

Đáp án:

B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.

Câu 2

Em hãy ghép mỗi biểu thức Toán học ở cột bên trái với biểu thức tương ứng trong Scratch ở cột bên phải.

Biểu thức trong Toán họcBiểu thức trong Scratch
1) a)
2) 100 < a < 400b)
3) c)
4) a ≤ 5d)

Đáp án:

Kết quả ghép nối: 1 – d; 2 – a; 3 – b; 4 – c.

Câu 3

Ghép mỗi phát biểu nếu – thì ở cột bên trái với khối lệnh tương ứng trong Scratch ở cột bên phải.

Phát biểu nếu – thìKhối lệnh trong Scratch
1) Nếu là ngày thứ Hai hoặc thứ Ba hoặc thứ Tư thì so_tien = 40000 x so_nguoi.a)
2) Nếu là ngày thứ Năm hoặc thứ Sáu thì so_tien = 50000 x so_nguoi.b)
3) Nếu là ngày thứ Bảy thì so_tien = 65000 x so_nguoi.c)
4) Nếu là ngày Chủ nhật thì so_tien = 75000 x so_nguoi.d)

Đáp án:

1 – c; 2 – a; 3 – d; 4 – b.

THỰC HÀNH

Câu 1

Thực hành theo các yêu cầu dưới đây:

a) Tạo, thực hiện chương trình ở Hình 1 và cho biết kết quả chương trình tính số tiền gia đình em cần trả khi đi xem phim là bao nhiêu.

b) Chỉnh sửa chương trình Scratch ở Hình 1, sử dụng khối lệnh rẽ nhánh để tạo chương trình tính tiền vé xem phim trong thời gian khuyến mãi ở Bảng 1.

c) Chỉnh sửa chương trình em vừa tạo để được chương trình tính tiền vé xem phim theo Bảng 4.

Đáp án:

a) Chương trình Tienvetuantu

b) Chương trình TienverenhanhThieu

c) Chương trình TienverenhanhDu

d) Chương trình TienverenhanhBang4 sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

e) Chương trình TienverenhanhBang4 sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng Đủ

Câu 2

Em hãy lập chương trình Scratch tính tiền cước taxi theo km như trong Bảng 5 với quãng đường S (km) được nhập từ bàn phím.

Gợi ý:

– Nếu S ≤ 0,5 thì số tiền cần phải trả là 8000 (đồng).

– Nếu 0,5 < S ≤ 30 thì số tiền cần phải trả là 8000 + (S – 0,5) x 14500 (đồng).

– Nếu S > 30 thì số tiền phải trả là 8000 + 29,5 + 14500 + (S – 30) x 11000 (đồng).

Đáp án:

Thuật toán:

B1. Nhập số S (km) từ bàn phím.

B2

Nếu S ≤ 0,5 thì so_tien = 8000.

Nếu (S > 0,5 và S ≤ 30) thì so_tien = 8000 + (S – 0,5) x 14500.

Nếu (S > 30) thì so_tien = 8000 + 29,5 x 145000 + (S – 30) – 11000.

B3. Thông báo số tiền phải trả là so_tien.

Chương trình Scratch:

Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu:

VẬN DỤNG

Em hãy tìm hiểu biểu giá điện và lập chương trình Scratch tính tiền điện hàng tháng cho gia đình em với số điện năng (kWh) được nhập từ bàn phím.

Đáp án:

Bảng 1. Biểu giá điện sinh hoạt của EVN năm 2022

Số điện năng tiêu thụ (kWh)Đơn giá (đồng/kWh)
Bậc 1. Từ 0 đến 50 kWh1678
Bậc 2. Từ 51 đến 100 kWh1734
Bậc 3. Từ 101 đến 200 kWh2014
Bậc 4. Từ 201 đến 300 kWh2536
Bậc 5. Từ 301 đến 400 kWh2834
Bậc 6. Từ 401 kWh trở lên2927

Thuật toán:

B1. Nhập số điện năng tiêu thụ n (kWh) từ bàn phím.

B2. Tính số tiền theo biểu giá ở Bảng 1.

– Nếu n ≤ 50 thì so_tien = n x 1678.

– Nếu 50 <n≤ 100 thì so_tien = 50 x 1678 + (n – 50) x 1734.

– Nếu 100 <n≤ 200 thì so_tien = 50 x 1678 + 50 x 1734 + (n – 100) x 2014.

– Nếu 200 <n≤ 300 thì so_tien = 50 x 1678 + 50 x 1734 + 100 x 2014 + (n – 200) x 2536.

– Nếu 300 <n≤ 400 thì so_tien = 50 x 1678 + 50 x 1734 + 100 x 2014 + 100 x 2536 + (n – 300) x 2834.

– Nếu n > 400 thì so_tien = 50 x 1678 + 50 x 1734 + 100 x 2014 + 100 x 2536 + 100 x 2834 + (n – 400) x 2927.

B3. Thông báo số tiền phải trả là so_tien.

Chương trình Scratch:

Xem các bài giải khác tại Giải sách giáo khoa tin học lớp 8 – Chân Trời Sáng Tạo

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x