Bài 1. Mô tả xác suất bằng tỉ số

Chương 9 – Bài 1. Mô tả xác suất bằng tỉ số trang 90 sách giáo khoa toán lớp 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

1. Trong hộp có 5 quả bóng có kích thước và khối lượng giống nhau và được đánh số lần lượt là 5; 8; 10; 13; 16. Lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. Tính xác suất của các biến cố:

A: “Số ghi trên quả bóng là số lẻ”;

B: “Số ghi trên quả bóng chia hết cho 3”;

C: “Số ghi trên quả bóng lớn hơn 4”.

Giải

Vì 5 quả bóng có kích thước và khối lượng giống nhau nên 5 kết quả của phép thử có khả năng xảy ra bằng nhau.

Biến cố \(A\) xảy ra khi ta lấy được quả bóng có số 5 hoặc 13 nên có 2 kết quả thuận lợi cho \(A\). Xác suất của biến có \(A\) là:

\(P\left( A \right) = \displaystyle\frac{2}{5}\).

Vì không có quả bóng nào đánh số chia hết cho 3 nên số kết quả thuận lợi của biến cố \(B\) là 0. Xác suất của biến cố \(B\) là

\(P\left( B \right) = \displaystyle\frac{0}{5} = 0\).

Vì cả 5 quả bóng đều đánh số lớn hơn 4 nên số kết quả thuận lợi của biến cố \(C\) là 5. Xác suất của biến cố \(C\) là

\(P\left( C \right) = \displaystyle\frac{5}{5} = 1\).

\(\)

2. Một hộp chứa 3 viên bi xanh, 4 viên bi đỏ và 5 viên bi vàng có kích thước và khối lượng giống nhau. Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên từ hộp. Tính xác suất của các biến cố:

A: “Viên bi lấy ra có màu xanh”;

B: “Viên bi lấy ra không có màu đỏ”.

Giải

Vì 3 viên bi xanh, 4 viên bi đỏ và 5 viên b vàng có kích thước và khối lượng như nhau nên 12 kết quả của phép thử có khả năng xảy ra bằng nhau.

Biến cố \(A\) xảy ra khi ta lấy được viên bi màu xanh nên có 3 kết quả thuận lợi cho \(A\). Xác suất của biến có \(A\) là:

\(P\left( A \right) = \displaystyle\frac{3}{{12}} = \displaystyle\frac{1}{4}\).

Biến cố \(B\) xảy ra khi ta lấy được viên bi không có màu vàng nên viên bi lấy được có thể có màu xanh hoặc màu đỏ. Do đó, có 7 kết quả thuận lợi cho \(B\). Xác suất của biến có \(B\) là:

\(P\left( B \right) = \displaystyle\frac{7}{{12}}\).

\(\)

3. Trong hộp có 10 tấm thẻ cùng loại, trên mỗi thẻ có ghi một số tự nhiên. Lấy ra ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp. Biết rằng xác suất lấy được thẻ ghi số chẵn gấp 4 lần xác suất lấy được thẻ ghi số lẻ. Hỏi trong hộp có bao nhiêu thẻ ghi số lẻ?

Giải

Gọi số thẻ ghi số lẻ trong hộp là \(n.\) Khi đó, xác suất tấm thẻ lấy ra ghi số lẻ là \(\displaystyle\frac{n}{{10}}.\)

Số thẻ ghi số chẵn trong hộp là \(10-n.\) Khi đó, xác suất tấm thẻ lấy ra ghi số chẵn là \(\displaystyle\frac{{10-n}}{{10}}.\)

Vì xác suất lấy được thẻ chẵn gấp 4 lần xác suất lấy được thẻ lẻ nên \(\displaystyle\frac{{10-n}}{{10}} = 4.\displaystyle\frac{n}{{10}} \Leftrightarrow 10-n = 4n \Leftrightarrow 5n = 10 \Leftrightarrow n = 2\)

Vậy số thẻ ghi số lẻ trong hộp là 2 thẻ.

\(\)

4. Số lượng học sinh tham gia Câu lạc bộ Cờ vua của một trường được biểu diễn ở biểu đồ sau:

Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trong Câu lạc bộ Cờ vua của trường đó. Tính xác suất của các biến cố:

A: “Học sinh được chọn là nữ”;

B: “Học sinh được chọn học lớp 8”;

C: “Học sinh được chọn là nam và không học lớp 7”.

Giải

Tổng số học sinh tham gia câu lạc bộ là:

\(8 + 9 + 6 + 8 + 4 + 5 + 4 + 6 = 50\) (học sinh)

Số học sinh nữ tham gia câu lạc bộ là:

\(9 + 8 + 5 + 6 = 28\) (học sinh)

Xác suất của biến có \(A\) là:

\(P\left( A \right) = \displaystyle\frac{{28}}{{50}} = \displaystyle\frac{{14}}{{25}}\)

Số học sinh lớp 8 trong câu lạc bộ là: \(4 + 5 = 9\)(học sinh)

Xác suất của biến có \(B\) là:

\(P\left( B \right) = \displaystyle\frac{9}{{50}}\)

Số học sinh câu lạc bộ là nam và không học lớp 7 là:

\(8 + 6 + 4 = 18\)

Xác suất của biến có \(C\) là:

\(P\left( C \right) = \displaystyle\frac{{18}}{{50}} = \displaystyle\frac{9}{{25}}\)

\(\)

5. Một trường trung học cơ sở có 600 học sinh. Tỉ lệ phần trăm học sinh mỗi khối lớp được cho ở biểu đồ trong Hình 4. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong trường để đi dự thi phỏng vấn. Biết rằng mọi học sinh của trường đó đều có khả năng được lựa chọn như nhau.

a) Tính xác suất của biến cố “Học sinh được chọn thuộc khối 9”;

b) Tính xác suất của biến cố “Học sinh được chọn không thuộc khối 6”.

Giải

a) Số học sinh thuộc khối 9 là: 24% . 600 = 144 (học sinh)

Xác suất của biến cố “Học sinh được chọn thuộc khối 9” là: \(\displaystyle\frac{144}{600}=\displaystyle\frac{6}{25}.\)

b) Số học sinh thuộc khối 6 là: 28% . 600 = 168 (học sinh)

Số học sinh không thuộc khối 6: 600 – 168 = 432 (học sinh)

Xác suất của biến cố “Học sinh được chọn không thuộc khối 6” là: \(\displaystyle\frac{432}{600}=\displaystyle\frac{18}{25}.\)

\(\)

Xem bài giải trước: Bài tập cuối chương 8

Xem bài giải tiếp theo: Bài 2. Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x