Chương 5 – Bài 1: Khái niệm hàm số trang 7 sách bài tập toán lớp 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo.
1. Cho hàm số \(y = f(x) = 2x + 4.\) Tính \(f(-1);\ f(0);\ f(1).\)
Giải
\(f(-1) = 2.(-1) + 4 = 2.\)
\(f(0) = 2.0 + 4 = 4.\)
\(f(1) = 2.1 + 4 = 6.\)
\(\)
2. Cho hàm số \(y = g(x) =-3x-3.\) Tính \(g(-2);\) \(g(-1);\) \(g(0);\) \(g(1);\) \(g(2).\)
Giải
\(g(-2) =-3.(-2)-3 = 3.\)
\(g(-1) =-3.(-1)-3 = 0.\)
\(g(0) =-3.0-3 =-3.\)
\(g(1) =-3.1-3 =-6.\)
\(g(2) =-3.2-3 =-9.\)
\(\)
3. Cho hàm số \(y = f(x) = 0,5x\) và \(y = g(x) =-x + 2.\) Tính các giá trị tương ứng của \(y\) theo \(x\) rồi hoàn thành vào bảng theo mẫu sau:
\(x\) | \(-2\) | \(-1,5\) | \(-1\) | \(0\) | \(1\) | \(1,5\) | \(2\) |
\(y = f(x) = 0,5x\) | |||||||
\(y = g(x) =-x + 2\) |
Giải
Bảng giá trị của hàm số \(y = f(x) = 0,5x.\)
\(x\) | \(-2\) | \(-1,5\) | \(-1\) | \(0\) | \(1\) | \(1,5\) | \(2\) |
\(y = f(x) = 0,5x\) | \(-1\) | \(-0,75\) | \(-0,5\) | \(0\) | \(0,5\) | \(0,75\) | \(1\) |
\(y = g(x) =-x + 2\) | \(4\) | \(3,5\) | \(3\) | \(2\) | \(1\) | \(0,5\) | \(0\) |
\(\)
4. Cho hàm số \(y =-\sqrt{5}x.\) Lập bảng giá trị tương ứng của \(y\) khi \(x\) lần lượt bằng \(0;\) \(5-\sqrt{5};\) \(\sqrt{5};\) \(5;\) \(5 + \sqrt{5}.\)
Giải
Thay \(x\) lần lượt bằng \(0;\) \(5-\sqrt{5};\) \(\sqrt{5};\) \(5;\) \(5 + \sqrt{5}\) vào \(f(x)\) ta có bảng giá trị của hàm số:
\(x\) | \(0\) | \(5-\sqrt{5}\) | \(\sqrt{5}\) | \(5\) | \(5+\sqrt{5}\) |
\(y = -\sqrt{5}x\) | \(0\) | \(-5\sqrt{5}+5\) | \(-5\) | \(-5\sqrt{5}\) | \(-5\sqrt{5}-5\) |
\(\)
5. Cho hàm số \(y = f(x) = \displaystyle\frac{1}{4}x.\) Lập bảng giá trị tương ứng của \(y\) khi \(x\) lần lượt bằng \(-4;\) \(-2;\) \(0;\) \(2;\) \(4a;\) \(4a + 4.\)
Giải
Thay \(x\) lần lượt bằng \(-4;\) \(-2;\) \(0;\) \(2;\) \(4a;\) \(4a + 4\) vào \(f(x)\) ta có bảng giá trị của hàm số:
\(x\) | \(-4\) | \(-2\) | \(0\) | \(2\) | \(4a\) | \(4a + 4\) |
\(y = f(x) = \displaystyle\frac{1}{4}x\) | \(-1\) | \(-\displaystyle\frac{1}{2}\) | \(0\) | \(\displaystyle\frac{1}{2}\) | \(a\) | \(a + 1\) |
\(\)
6. Cho hàm số \(f(x) = ax^4-bx^2 + x + 3\) (\(a,\ b\) là hằng số). Cho biết \(f(2) = 17.\) Tính \(f(-2).\)
Giải
Ta có: \(f(x) = ax^4-bx^2 + x + 3\)
Thay \(x = 2\) vào \(f(x)\) ta được:
\(f(2) = a.2^4-b.2^2 + 2 + 3 = 17\)
\(16a-4b + 5 = 17\)
\(16a-4b = 12.\)
Thay \(x =-2\) vào \(f(x)\) ta được:
\(f(-2) = a.(-2)^4-b.(-2)^2-2 + 3\) \(= 16a-4b + 1.\)
Mà \(16a-4b = 12\) nên \(f(-2) = 12 + 1 = 13\)
Vậy \(f(-2) = 13.\)
\(\)
7. Quãng đường d (km) đi được của một ô tô tỉ lệ thuận với thời gian t (giờ) theo công thức d = 50t. Tính và lập bảng các giá trị tương ứng của d khi t lần lượt nhận các giá trị 1; 1,5; 2; 3; 4.
Giải
Thay \(t\) lần lượt bằng 1; 1,5; 2; 3; 4, ta lập được bảng sau:
\(t\) (giờ) | \(1\) | \(1,5\) | \(2\) | \(3\) | \(4\) |
\(d = 50t\) (km) | \(50\) | \(75\) | \(100\) | \(150\) | \(200\) |
\(\)
Xem bài giải trước: Bài tập cuối chương 4
Xem bài giải tiếp theo: Bài 2. Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số
Xem thêm các bài giải khác tại: Giải Bài Tập Toán Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech