Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu từ Internet

Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu từ Internet trang 55 trong sách giáo khoa tin học lớp 6, NXB Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số. Bài 3. Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu từ Internet.

Phòng ngừa một số tác hại khi tham gia Internet

Bài 1. Nhận điện thông điệp quảng cáo hay mang nội dung xấu
Hình 1. Nhận diện email quảng cáo
Hình 2. Một trang web lừa đảo

Em hãy dự đoán đâu là những thông điệp quảng cáo hoặc mang nội dung xấu trong các email ở Hình 1Hình 2 ở trên.

Đáp án:

Nhận diện thông điệp quảng cáo (Hình 1)

Tất cả các email trong Hình 1 đều thuộc loại Spam mail (thư rác) với mục đích quảng cáo, có thể chúng còn mang theo virus.

Hành động thích hợp trong trường hợp này là: không xem nội dung mà xóa ngay hoặc nháy chuột vào nút Báo cáo Spam (Gmail: ; Yahoo: ) để chuyển bức thư rác vào hộp Spam (sau đó hệ thống sẽ tự động xóa và biết cách để chặn những email tương tự).

Nhận diện thông điệp lừa đảo (Hình 2)

Thông điệp ở Hình 2 là hình thức lừa đảo Phishing nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân (địa chỉ email, mật khẩu) và những tài sản khác.

Hành động thích hợp trong trường hợp này là: đóng ngay trang web đang xem.

Một số trường hợp để nhận diện và đối phó với các trang web có thông điệp lừa đảo:

Thông thường kẻ xấu sẽ đưa ra mồi nhử hấp dẫn (may mắn trúng thưởng, tri ân khách hàng), nếu nạn nhân có lòng tham thì thực hiện bước tiếp theo là yêu cầu đăng nhập (để chiếm đoạt thông tin tài khoản) hoặc yêu cầu đóng chi phí bưu điện (chiếm đoạt tiền).

Kẻ xấu có thể giả danh cơ quan công an, bưu điện, ngân hàng đe dọa nạn nhân, nếu nạn nhân tỏ ra sợ hãi thì buộc họ tiết lộ thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền.

Tạo mật khẩu mạnh

Bài 3. Tạo và kiểm tra độ mạnh của mật khẩu

Hướng dẫn:

Kiểm tra độ mạnh của mật khẩu qua một số trang web tin cậy như:

https://howsecureismypassword.net/.

https://password.kaspersky.com/, đây là công cụ kiểm tra mật khẩu của hãng bảo mật Kaspersky.

Đổi lại mật khẩu tài khoản email nếu thật sự cần thiết, không nên nhập và đổi mật khẩu nên đông người như trong giờ thực hành.

VẬN DỤNG

Khi nhận được email mới, em nên làm việc nào trong các việc sau?

1) Mở thử ra xem.

2) Quan sát kĩ địa chỉ gửi và tiêu đề nếu thấy email khả nghi thì dứt khoát không mở mà xoá ngay.

3) Yên tâm mở ra xem vì tin tưởng vào chế độ chống virus của Google.

4) Báo cáo rằng email là Spam (thư rác) bằng cách nháy chuột vào nút  trong Gmail.

Đáp án:

1) Không nên làm như dậy, em nên đọc kĩ tiêu đề thư trước, để xem thư có an toàn và tin cậy; nội dung bên trong email có khả năng bị lây nhiễm virus máy tính.

2) Cách này nên làm theo vì hoàn toàn tránh được email xấu, độc hại. Tuy nhiên cách làm này có nhược điểm là có thể xóa nhầm một vài email tốt.

3) Không nên làm như vậy. Tuy Google có chế độ kiểm tra virus cho email và các tệp đính kèm nhưng không thể đảm bảo hoàn toàn phát hiện được mọi virus.

4) Cách này nên làm theo vì vừa đảm bảo an toàn vừa không xóa nhầm email. Một vài ngày sau nếu nhận ra đã báo cáo nhầm một email là Spam thì em vẫn có thể vào hộp Spam để khôi phục và đọc email đó. Lưu ý, cần phải phát hiện sớm vào việc báo cáo nhầm vì nếu để quá lâu hộp Spam sẽ tự động xóa các thư rác bên trong.

__________***__________

Xem các bài giải khác tại https://bumbii.com/giai-bai-tap-sgk-tin-hoc-lop-6-nxb-canh-dieu/

Xem thêm các bài trong chủ đề D Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số:

Bài 1. Mặt trái của Internet

Bài 2. Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x