Ôn tập học kì I

Ôn tập học kì I – trang 22 vở bài tập Tin học Lớp 3 – Chân Trời Sáng Tạo. Mời các em giải bài tập cùng Bumbii.

Ôn tập học kì I

Câu 1

Tình huống: Ở một ngã tư đường phố không có đèn tín hiệu giao thông, một chú cảnh sát giao thông đứng điều khiển giao thông vào giờ cao điểm. Người tham gia giao thông lắng nghe, quan sát và chấp hành tín hiệu điều khiển bằng tiếng còi và động tác của chú cảnh sát giao thông giúp cho giao thông qua ngã tư luôn được an toàn, thông suốt.

Ôn tập học kì I (1)

a) Trong tình huống trên, người tham gia giao thông nhận được thông tin gì và có quyết định thế nào? Chú cảnh sát giao thông điều khiển giao thông bằng những dạng thông tin nào?
Trả lời:
Thông tin nhận được: ……………………………………………………
Dạng thông tin: ……………………………………………………………
Quyết định: …………………………………………………………………
b) Quan sát hình trên và cho biết: Người tham gia giao thông khi qua ngã tư này có thể nhận được những thông tin gì, đó là những thông tin dạng nào? Em hãy nêu ba thông tin và dạng thông tin tương ứng mà người tham gia giao thông có thể nhận được khi qua ngã tư này.

Thông tin người tham gia giao thông có thể nhận được Dạng thông tin
1………………………………………
2………………………………………
3………………………………………

Trả lời:
a)

Thông tin nhận được: Tín hiệu điều khiển (động tác và tiếng còi) của chú cảnh sát giao thông.

Dạng thông tin: Hình ảnh và âm thanh.

Quyết định: Chấp hành theo tín hiệu điều khiển của chú cảnh sát giao thông.

b)

Thông tin người tham gia giao thông có thể nhận được Dạng thông tin
1. Tín hiệu điều khiển giao thông của chú cảnh sát giao thông.Hình ảnh, âm thanh
2. Nhắc nhở chấp hành luật lệ giao thông (tranh cổ động).Hình ảnh, chữ
3. Hướng dẫn chỉ đường (biển chỉ đường).Chữ

Câu 2

Em và bạn cùng chơi cờ vua.
a) Tại sao sau khi bạn đi một nước cờ em cần có thời gian rồi mới đi nước cờ của mình?
Trả lời: ……………………………………………………………………
b) Trong khi chơi cờ, thông tin em thu nhận và xử lí, kết quả xử lí là gì? Bộ phận nào của cơ thể thực hiện chức năng xử lí thông tin đó?
Thông tin thu nhận và được xử lí: ……………………………
Kết quả xử lí: …………………………………………………………
Bộ phận xử lí: …………………………………………………………

Trả lời:

a) Sau khi bạn đi một nước cờ em cần có thời gian rồi mới đi nước cờ của mình vì: em cần có thời gian suy nghĩ/ em cần thời gian xử lý thông tin nhận được/em cần thời gian để suy nghĩ, xử lý thông tin nhận được sau nước cờ của bạn…

b) Thông tin thu nhận và được xử lý: nước cờ bạn vừa đi.

Kết quả xử lý: nước cờ tiếp theo của em.

Bộ phận xử lý: bộ não.

Câu 3

Ghép mỗi bộ phận của máy tính ở cột bên trái với loại thiết bị tương ứng ở cột bên phải.

Ôn tập học kì I (2)

Trả lời:

Thiết bị vào: B, C, D, E, H.

Thiết bị ra: A, B, C, G, H.

Câu 4

Sau khi khởi động máy tính, em nháy đúp chuột vào biểu tượng , cửa sổ phần mềm Paint xuất hiện như hình bên. Trong trường hợp này, thông tin nào được máy tính thu nhận và xử lí? Kết quả xử lí là gì?

Ôn tập học kì I (3)

Trả lời:

  • Thông tin được máy tính thu nhận và xử lý: nháy đúp chuột vào (lệnh khởi động phần mềm Paint).
  • Kết quả xử lý: Khởi động phần mềm Paint (phần mềm Paint được khởi động).

Câu 5

Khi tắt máy tính em thực hiện theo cách nào sau đây? Khoanh vào chữ cái đặt trước cách tắt máy tính đúng.
A. Ngắt nguồn điện của máy tính.
B. Nhấn và giữ nút nguồn trên thân máy.
C. Nhấn nút nguồn trên màn hình.
D. Thực hiện nháy chuột lần lượt vào các lệnh: Start, Power, Shut down.

Đáp án: D

Câu 6

Đúng ghi Đ, sai ghi S. Một lưu ý khi sử dụng máy tính:

a) Khởi động và tắt máy tính đúng cách. 

b) Thực hiện các quy tắc an toàn về điện. 

c) Ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính. 

d) Thời gian làm việc với máy tính không hạn chế. 

e) Chủ động, tùy ý sử dụng máy tính. 

Trả lời:

a) Khởi động và tắt máy tính đúng cách. 

b) Thực hiện các quy tắc an toàn về điện. 

c) Ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính. 

d) Thời gian làm việc với máy tính không hạn chế. 

e) Chủ động, tùy ý sử dụng máy tính. 

Câu 7

Đánh dấu X vào ô trống đặt trước phương án đúng.
a) Ngón trỏ trái và ngón trỏ phải đặt trên các phím:
G, H F, J F, G J, H
b) Các phím xuất phát gồm:
G, F, D, S F, D, S, A F, G, H, J J, K, L, ;

Trả lời:

a) Ngón trỏ trái và ngón trỏ phải đặt trên các phím:

F, J

b) Các phím xuất phát gồm:
F, D, S, A

Câu 8

Điền vào chỗ chấm tên ngón tay tương ứng với dãy phím cho đúng với phân công gõ phím.

Ôn tập học kì I (4)
Ôn tập học kì I (5)

Trả lời:

Ôn tập học kì I (6)

Câu 9

Đúng ghi Đ, sai ghi S.

a) Internet là kho thông tin khổng lồ.

b) Khi truy cập Internet em có thể xem thông tin dự báo thời tiết, nghe ca nhạc, tìm hiểu các hướng dẫn bổ ích…

c) Có những thông tin không có sẵn trong máy tính nhưng có thể tìm thấy trên Internet.

d) Mọi thông tin trên Internet đều phù hợp với em.

e) Khi truy cập Internet em cần có sự đồng hành, hướng dẫn của thầy cô, cha mẹ hoặc người lớn.

Trả lời:

a) Internet là kho thông tin khổng lồ.

b) Khi truy cập Internet em có thể xem thông tin dự báo thời tiết, nghe ca nhạc, tìm hiểu các hướng dẫn bổ ích…

c) Có những thông tin không có sẵn trong máy tính nhưng có thể tìm thấy trên Internet.

d) Mọi thông tin trên Internet đều phù hợp với em.

e) Khi truy cập Internet em cần có sự đồng hành, hướng dẫn của thầy cô, cha mẹ hoặc người lớn.

Câu 10

Để truy cập Internet em sử dụng phần mềm nào sau đây? Khoanh vào chữ cái đặt trước phương án đúng.

Ôn tập học kì I (7)

Đáp án: A

Câu 11

Ôn tập học kì I (8)

Trả lời:

Truy cập internet để xem dự báo thời tiết.

Câu 12

Bạn Minh học lớp 3, bạn được học các môn học và hoạt động giáo dục: Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm. Mỗi môn học có sách giáo khoa, vở ghi bài và vở bài tập. Bạn Minh có giá sách như hình bên. Em hãy giúp bạn Minh sắp xếp sách vở vào giá sách.

Ôn tập học kì I (9)

a) Cách sắp xếp:
Ngăn trên: ……………………………………………………………………
Ngăn giữa: ……………………………………………………………………
Ngăn dưới: ……………………………………………………………………
b) Trong mỗi ngăn, sách, vở được sắp xếp như thế nào? Tại sao?
c) Vẽ sơ đồ hình cây biểu diễn cách em giúp bạn Minh sắp xếp sách, vở trong giá sách.

Trả lời:

a) Cách sắp xếp:

Ngăn trên: sách giáo khoa.

Ngăn giữa: vở ghi bài.

Ngăn dưới: vở bài tập.

b) Trong ngăn, sách, vở được sắp theo thứ tự tên sách theo vần a, b, c hoặc sắp xếp theo độ dày của sách vở. Tại vì sắp xếp như vậy sẽ dễ tìm kiếm.

c) Vẽ sơ đồ hình cây biểu diễn cách em giúp bạn Minh sắp xếp sách, vở trong giá sách.

Ôn tập học kì I (10)

Xem các bài giải trước: Bài 7: Sắp xếp dễ tìm

Xem các bài giải khác: Giải bài tập Tin học lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x