Bài tập cuối chương 2

Bài tập cuối chương 2 trang 44 sách bài tập toán lớp 8 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Hình nào sau đây là hình chóp tam giác đều?

A. Hình có đáy là tam giác.

B. Hình có đáy là tam giác đều.

C. Hình có đáy là tam giác đều và tất cả các cạnh đều vuông góc với mặt đáy.

D. Hình có đáy là tam giác đều và tất cả các cạnh bên bằng nhau.

Giải

Chọn đáp án D.

\(\)

2. Hình nào sau đây là hình chóp tứ giác đều?

A. Hình có đáy là tứ giác.

B. Hình có đáy là hình vuông.

C. Hình có đáy là hình vuông và tất cả các cạnh bên bằng nhau.

D. Hình có đáy là tam giác đều và có một cặp cạnh bên vuông góc với nhau.

Giải

Chọn đáp án C.

\(\)

3. Cho hình chóp tam giác đều có cạnh đáy bằng 8 cm và chiều cao của mặt bên xuất phát từ đỉnh của hình chóp tam giác đều bằng 10 cm. Diện tích xung quanh của hình chóp này là

A. \(80\ cm^2.\)

B. \(120\ cm^2.\)

C. \(240\ cm^2.\)

D. \(320\ cm^2.\)

Giải

Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều là:

\(S_{xq}=3.10.82=120\ (cm^2).\)

Chọn đáp án B.

\(\)

4. Cho hình chóp tam giác đều có diện tích đáy bằng 36 cm và chiều cao bằng 9 cm. Thể tích của hình chóp này là

A. \(54\ cm^3.\)

B. \(72\ cm^3.\)

C. \(108\ cm^3.\)

D. \(216\ cm^3.\)

Giải

Thể tích hình chóp tam giác đều là:

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}.36.9=108\ (cm^3).\)

Chọn đáp án C.

\(\)

5. Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng 10 m và chiều cao của mặt bên xuất phát từ đỉnh của hình chóp tứ giác đều bằng 12 m. Diện tích toàn phần của hình chóp này là

A. \(200\ m^2.\)

B. \(340\ cm^2.\)

C. \(400\ m^2.\)

D. \(340\ m^2.\)

Giải

Diện tích toàn phần của hình chóp tứ giác đều là:

\(S_{tq}=S_{đáy}+S_{xq}=10^2+4.\displaystyle\frac{10.12}{2}=340\ (m^2).\)

Chọn đáp án D.

\(\)

6. Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng 5 m và chiều cao bằng 8 m. Thể tích của hình chóp này là

A. \(\displaystyle\frac{200}{3}\ m^3.\)

B. \(64\ m^3.\)

C. \(80\ m^3.\)

D. \(\displaystyle\frac{320}{3}\ m^3.\)

Giải

Thể tích của hình chóp tứ giác đều là:

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}.5^2.8=\displaystyle\frac{200}{3}\ (m^3).\)

Chọn đáp án A.

\(\)

BÀI TẬP TỰ LUẬN

7. Hoàn thành bảng sau:

Hình chóp tam giác đều
 
Hình chóp tứ giác đều 
 
Đỉnh??
Cạnh bên??
Cạnh đáy??
Mặt bên??
Mặt đáy??
Chiều cao??

Giải

 Hình chóp tam giác đều
 
Hình chóp tứ giác đều
 
ĐỉnhKA
Cạnh bênKA, KB, KCAB, AC, AD, AE
Cạnh đáyAB, BC, CABC, CD, DE, EB
Mặt bênKAB, KBC, KCAABC, ACD, ADE, AEB
Mặt đáyABCBCDE
Chiều caoKO = 18 cmAO = 10 cm

\(\)

8. Trong các miếng bìa sau, miếng bìa nào gấp được hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều?

Giải

Miếng bìa ở hình 1a gấp được một hình chóp tam giác đều; miếng bìa ở hình 1d gấp được một hình chóp tứ giác đều.

\(\)

9. Tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều có cạnh đáy 2,3 cm và chiều cao của mặt bên xuất phát từ đỉnh của hình chóp tam giác đều bằng 2,5 cm.

Giải

Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều là:

\(S_{xq}=3.\displaystyle\frac{2,5.2,3}{2}=8,625\ (cm^2).\)

\(\)

10. Tính diện tích toàn phần của hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy 25 m và chiều cao của mặt bên xuất phát từ đỉnh của hình chóp tứ giác đều bằng 20 m.

Giải

Diện tích toàn phần của hình chóp tứ giác đều là:

\(S_{tq}=S_{xq}+S_{đáy}=4.\displaystyle\frac{25.20}{2}+25^2=1625\ (m^2).\)

\(\)

11. Một mái che giếng trời có dạng hình chóp tứ giác đều (Hình 2) cạnh đáy 2,5 m, chiều cao của mặt bên xuất phát từ đỉnh của hình chóp tứ giác đều bằng 2,2 m.

a) Tính diện tích xung quanh của mái che.

b) Chi phí cho mỗi mét vuông mái che bằng kính là 2 triệu đồng. Hỏi chi phí để hoàn thành mái che là bao nhiêu?

Giải

a) Diện tích xung quanh của mái che là:

\(S_{xq}=4.\displaystyle\frac{2,5.2,2}{2}=11\ (m^2).\)

b) Chi phí để hoàn thành mái che: \(2.11 = 22\) (triệu đồng).

\(\)

12. Một chiếc gàu có dạng hình chóp tứ giác đều và một chiếc bình có dạng hình lăng trụ đứng tứ giác có cùng diện tích đáy. Người ta múc đầy 10 gàu nước và đổ vào bình. Hỏi mực nước trong bình tăng thêm bao nhiêu? Cho biết chiều cao của chiếc gàu là 0,3 m.

Giải

Gọi diện tích đáy của chiếc gàu (cũng là diện tích đáy của chiếc bình) là S, thể tích của chiếc gàu là V, số đo của mực nước tăng thêm là h, ta có:

Thể tích của 10 gàu nước là: \(10 .\displaystyle\frac{1}{3}.S.0,3=S\ (m^3).\)

Thể tích của nước đổ vào bình là: \(Sh\ (m^3).\)

Do đó \(S = Sh,\) suy ra \(h = 1\ (m).\)

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 2. Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều

Xem bài giải tiếp theo: Bài 1. Định lí Pythagore

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải Bài Tập Toán Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x