Bài 8: Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc

Chương 3 – Bài 8: Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc trang 45 sách giáo khoa toán lớp 7 tập 1 NXB Kết nối tri thức với cuộc sống.

3.1. Cho hình 3.13, hãy kể tên các cặp góc kề bù.

Giải

– Hai góc kề bù hình 3.13a: \(\widehat{mOx},\ \widehat{xOn}.\)

– Hai cặp góc kề bù hình 3.13b: \(\widehat{AMB},\ \widehat{BMC}.\)

\(\)

3.2. Cho hình 3.14, hãy kể tên các cặp góc đối đỉnh.

Giải

– Các cặp góc đối đỉnh hình 3.14a là \(\widehat{xHy}\) và \(\widehat{mHt};\ \widehat{xHt}\) và \(\widehat{mHy}.\)

– Các cặp góc đối đỉnh hình 3.14b là \(\widehat{AOB}\) và \(\widehat{COD};\ \widehat{AOD}\) và \(\widehat{COB}.\)

\(\)

3.3. Vẽ góc xOy có số đo bằng \(60^o\). Vẽ tia Om là tia đối của tia Ox.

a) Viết tên hai góc kề bù có trong hình vừa vẽ.

b) Tính số đo góc yOm.

c) Vẽ tia Ot là tia phân giác của góc xOy. Tính số đo các góc tOy và tOm.

Giải

a) Hai góc kề bù là góc xOy và góc yOm.

b) \(\widehat{xOy} + \widehat{yOm} = 180^o\) (hai góc kề bù)

\(\Rightarrow 60^o + \widehat{yOm} = 180^o\)

\(\Rightarrow \widehat{yOm} = 180^o-60^o = 120^o.\)

Vậy góc yOm \(=120^o.\)

c) Vì Ot là tia phân giác của góc xOy nên:

\(\widehat{xOt} = \widehat{tOy} = \displaystyle\frac{\widehat{xOy}}{2} = \displaystyle\frac{60^o}{2} = 30^o.\)

Ta có: \(\widehat{yOm} + \widehat{tOy}=\widehat{tOm}\) (hai góc kề nhau)

\(= 120^o + 30^o = 150^o.\)

Vậy góc tOy \(=30^o;\) góc tOm \(= 150^o.\)

\(\)

3.4. Cho hình 3.15a, biết \(\widehat{DMA} = 45^o\). Tính số đo góc DMB.

Giải

\(\widehat{DMA} + \widehat{DMB} =180^o\) (hai góc kề bù)

\(\widehat{DMB} = 180^0-\widehat{DMA}\)

\(\widehat{DMB} =180^o-45^o=135^o.\)

Vậy \(\widehat{DMB} =135^o.\)

\(\)

3.5. Cho hình 3.15b, biết \(\widehat{xBm} = 36^o\). Tính số đo các góc còn lại trong hình vẽ.

Giải

Ta có: \(\widehat{xBm}=\widehat{yBn}\) (hai góc đối đỉnh).

Suy ra \(\widehat{yBn}=36^o.\)

\(\widehat{xBm} + \widehat{mBy} = 180^o\) (hai góc kề bù)

\(\widehat{mBy} = 180^0-\widehat{xBm}\)

\(\widehat{mBy} =180^o-36^o=144^o.\)

\(\widehat{mBy}=\widehat{nBx}\) (hai góc đối đỉnh).

Suy ra \(\widehat{nBx}=144^o.\)

Vậy \(\widehat{yBn},\ \widehat{mBy} = \widehat{nBx} = 144^o.\)

\(\)

Xem bài giải trước: Bài tập cuối chương II

Xem bài giải tiếp theo: Bài 9: Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải Bài tập SGK Toán Lớp 7 – NXB Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x