Bài 6. Làm phim hoạt hình trên Animiz SGK

Làm phim hoạt hình trên Animiz SGK Tin học Lớp 11 định hướng tin học ứng dụng trang 118 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề EICT. Ứng dụng tin học. Phần mềm chỉnh sửa ảnh và làm video. Bài 6. Làm phim hoạt hình trên Animiz.

KHỞI ĐỘNG

Em hãy quan sát một đoạn phim hoạt hình trên máy tính và cho biết nội dung cùng những đối tượng có trong đoạn phim hoạt hình đó.

Đáp án:

Ví dụ mở một đoạn phim hoạt hình Doremon trên máy tính, nội dung đoạn phim nói về tình bạn đẹp giữa Nobita và Deremon. Đối tượng có trong đoạn phim bao gồm: Nobita, Deremon, Xuka, Xeko, Chaien, mẹ Nobita, Bố Nobita.

1. Giới thiệu phim hoạt hình

HOẠT ĐỘNG

Với phần mềm Animiz, em hãy dự đoán những bước nào trong làm phim hoạt hình sẽ được hỗ trợ phần mềm.

Đáp án:

Animiz cũng là phần mềm làm phim hoạt hình 2D, hỗ trợ tạo dự án phim hoạt hình và các cảnh phim. Ngoài ra. Animiz còn có sẵn các công cụ để thiết kế và vẽ nhân vật, cánh nền, cung cấp các mẫu video và mẫu đổi tượng theo nhiều chủ đề gợi ý về ý tưởng và kịch bản cho phim hoạt hình.

2. Thực hành tạo phim hoạt hình

Yêu cầu:

Sử dụng phần mềm Animiz tạo đoạn phim hoạt hình kể về một buổi lễ khai giảng năm học của trường em.

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1. Xây dựng kịch bản phim hoạt hình

Thời lượng: 30s. Kịch bản gồm các phân cảnh sau:

  • Phân cảnh 1: Hình ảnh học sinh và giáo viên chào đón năm học mới.
  • Phân cảnh 2: Phát biểu khai mạc của thầy Hiệu trưởng.
  • Phân cảnh 3: Chương trình văn nghệ chào mừng.
  • Phân cảnh 4: Kết thúc lễ khai giảng.

Bước 2. Chuẩn bị tư liệu cho phim hoạt hình

Nhiều đối tượng trong phim hoạt hình được lấy trong video mẫu Opening Ceremony thuộc chủ đề Education.

Phân cảnh 1 (Hình 1):

– Nhân vật các giáo viên và học sinh cầm bóng bay và khẩu hiệu chào mừng:

+ Tại giao diện bắt đầu của Animiz, chọn chủ đề video mẫu Education, chọn video mẫu Opening Ceremony.

+ Tại cảnh 2, chọn ảnh học sinh và giáo viên (tệp SVG như ở Hình 1), nháy chuột phải và chọn Add to My Library, điền tiêu đề và mô tả thông tin cho ảnh (nếu muốn) và chọn OK.

– Nhân vật thầy chủ nhiệm lớp: Chọn mẫu nhân vật trong Roles.

– Cảnh nền: Vẽ hình nền và dòng văn bản “Chào mừng năm học mới” trên Animiz.

Hình 1. Phân cảnh 1

Phân cảnh 2 (Hình 2):

– Nhân vật thầy Hiệu trưởng được chọn là tệp ảnh SVG trong cảnh 3 của video mẫu Opening Ceremony, được lưu vào thư viện tương tự như trên.

– Cảnh nền: Hình nền cảnh hội trường là tệp ảnh chọn trong cảnh 3 của video mẫu Opening Ceremony, được lưu vào thư viện tương tự như trên.

– Phụ đề lời phát biểu là văn bản được tạo trong Animiz.

Hình 2. Phân cảnh 2.

Phân cảnh 3 (Hình 3):

– Nhân vật các diễn viên được chọn là các tệp ảnh động dạng SWF trong cảnh 4 của video mẫu.

Hình 3. Phân cảnh 3

Phân cảnh 4 (Hình 4):

– Nhân vật học sinh, giáo viên được lấy ở video mẫu, người dẫn chương trình là một mẫu nhân vật trong Roles.

– Cảnh nền là cảnh nền của phân cảnh 3.

Phim hoạt hình có thể chia thành hai cảnh. Cảnh 1 gồm phân cảnh 1 và 2, cảnh 2 gồm phân cảnh 3 và 4.

Hình 4. Phân cảnh 4.

Bước 3. Tạo dự án phim hoạt hình và đưa các đối tượng vào phim hoạt hình

Tạo dự án phim hoạt hình: Tại giao diện bắt đầu của Animiz, chọn New Empty Project để tạo dự án phim hoạt hình mới.

Đưa các đối tượng vào phim hoạt hình

a) Tạo cảnh 1

– Đặt thời gian: Điều chỉnh khung thời gian cho cảnh 1 là 20s.

– Tạo phân cảnh 1: Khung thời gian 0s – 10s.

+ Tạo hình nền: Tại khung Timeline chọn nút Background, tại dòng Background chọn , chọn BG Color, chọn màu nền vàng như ở Hình 1.

+ Tạo văn bản: Chọn Text trên thanh đối tượng, chọn vị trí văn bản trên khung Canvas, nhập văn bản và căn, chỉnh cỡ chữ, màu chữ như ở Hình 1.

+ Tạo nhân vật: Trên thanh đối tượng chọn My Library, chọn ảnh nhân vật và căn chỉnh vị trí và kích thước ảnh như ở Hình 1.

+ Tạo nhân vật thầy chủ nhiệm lớp: Trên thanh đối tượng chọn Role, chọn Male Teacher, chọn hiệu ứng hành động Welcome, căn chỉnh vị trí và kích thước đối tượng trên khung Canvas như ở Hình 1.

+ Điều chỉnh khung thời gian cho các đối tượng trong khoảng thời gian 0s – 10s

– Tạo phân cảnh 2: Khung thời gian 10s – 20s.

+ Đặt con trỏ Timeline tại vị trí điểm thời gian 10s.

+ Tạo hình nền: Trên thanh đối tượng, chọn My Library, chọn ảnh hội trường như ở Hình 2.

+ Tạo dòng văn bản “LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2023 – 2024” trên hình nền tương tự như ở phân cảnh 1.

+ Tạo nhân vật thầy hiệu trưởng: Chọn hình ảnh thầy hiệu trưởng là tệp SVG trong My Library như trên, căn chỉnh vị trí và kích thước như ở Hình 2.

+ Tạo phụ đề: Trên thanh đối tượng, chọn Text, nhập lần lượt nội dung các câu phát biểu. Mỗi câu phát biểu là một đối tượng trên khung Timeline.

+ Điều chỉnh khung thời gian cho các đối tượng trong khoảng thời gian 10s – 20s.

b) Tạo cảnh 2

– Thêm cảnh: Tại vùng thiết đặt cảnh, chọn New Scence, chọn Blank Scene.

– Đặt thời gian: Điều chỉnh khung thời gian cho cảnh 2 là 20s.

– Tạo phân cảnh 3: Thực hiện tương tự như với phân cảnh 1 ở trên.

– Tạo phân cảnh 4: Thực hiện tương tự như với phân cảnh 2 ở trên.

Bước 4. Căn chỉnh thời gian xuất hiện của các nhân vật và đối tượng

Tại khung Timeline, điều chỉnh thứ tự và khung thời gian xuất hiện cho từng nhân vật, đối tượng trong mỗi phân cảnh.

Ví dụ ở Hình 4, điều chỉnh hình ảnh nhóm học sinh và giáo viên (tệp SVG1 ở khung Timeline) xuất hiện từ giây thứ 12.

Bước 5. Thêm hiệu ứng

– Tại khung Timeline, chọn hiệu ứng xuất hiện và biến mất cho từng đối tượng.

– Thêm hiệu ứng chuyển cảnh cho các cảnh.

Bước 6. Tạo hành động và di chuyển cho các nhân vật

– Animiz hỗ trợ cách tạo hành động cho các nhân vật như sau:

+ Đưa vào các tệp ảnh động, video dạng SWF, GIF,…

+ Cung cấp các mẫu nhân vật Roles (Hình 5) với nhiều hiệu ứng hành động (nói, cười, lắc đầu,…) như ở Hình 6. Ví dụ ở phân cảnh 4, nhân vật ở giữa chính là một Roles với tên Female Teacher và hiệu ứng Spawl Hands (thực hiện chọn như ở Hình 6).

Hình 5. Các mẫu Roles trong phần mềm Animiz
Hình 6. Hiệu ứng cho các Roles

– Animiz cũng cung cấp hiệu ứng di chuyển cho các đối tượng. Chọn đối tượng cần di chuyển, nháy chuột phải và chọn Add emphasis effect, chọn Move (Hình 7), chọn dạng đường di chuyển, chọn OK. Trên khung Canvas, chọn vị trí xuất phát của đối tượng và hướng di chuyển theo chiều mũi tên và kéo đến vị trí đích.

Hình 7. Hiệu ứng cho các đối tượng.

Bước 7. Thêm hội thoại và phụ đề

Thêm hội thoại cho các nhân vật bằng cách ghi âm trực tiếp trên Animiz.

– Chọn phân cảnh 4, đưa con trỏ Timeline về vị trí bắt đầu hội thoại.

– Chọn nút Record, chọn Start Record và bắt đầu ghi âm, cho Stop Record để kết thúc ghi âm.

– Chọn nút Play (1) để nghe thử, có thể chọn Re-record (2) để ghi âm lại, sau khi hoàn tất chọn Apply (3) để lưu thành tệp âm thanh (Hình 8).

Hình 8. Ghi âm lời thoại

Thêm phụ đề: Thực hiện như hướng dẫn ở Bài 5.

Bước 8. Lưu và xuất bản dự án phim hoạt hình

– Chọn Save trên thanh công cụ, đặt tên tệp trong thư mục mong muốn, chọn Save.

– Chọn Publish trên thanh công cụ để xuất bản phim hoạt hình và lựa chọn một trong các phương án sau:

+ Publish to cloud: Xuất bản video và lưu trên đám mây.

+ Video: Xuất bản video và lưu trên máy tính.

+ Gif: Lưu dự án phim hoạt hình với định dạng ảnh động GIF.

Nếu chọn Video, tiếp tục chọn nơi lưu trữ tệp, chọn định dạng tệp, chọn Publish.

VẬN DỤNG

Em hãy bổ sung thêm một cảnh giới thiệu về lớp học của em vào dự án phim hoạt hinh trong bài thực hành. Tạo hiệu ứng chuyên cảnh cho các cảnh trong phim hoạt hình.

Hướng dẫn:

Bước 1: Chọn đoạn video cần thêm hiệu ứng

Bước 2: Lựa chọn hiệu ứng chuyển cảnh

Bước 3: Chèn hiệu ứng chuyển cảnh vào video

Bước 4: Xem và điều chỉnh lại hiệu ứng cho phù hợp

Câu hỏi tự kiểm tra

Trong các câu sau, những câu nào đúng?

a) Nên sắp xếp các phân cảnh trong phim hoạt hình theo thứ tự tuỳ ý.

b) Để tạo hành động cho các nhân vật hoạt hình trong Animiz, có thể sử dụng các hiệu ứng và các ảnh động.

c) Animiz hỗ trợ đưa ra ý tưởng kịch bản phim hoạt hình từ các video mẫu có sẵn.

d) Thiết kế các nhân vật, đối tượng cho phim hoạt hình là bước cuối cùng trong quy trình làm phim hoạt hình.

Đáp án:

Trong các câu sau, câu đúng là:

b) Để tạo hành động cho các nhân vật hoạt hình trong Animiz, có thể sử dụng các hiệu ứng và các ảnh động.

c) Animiz hỗ trợ đưa ra ý tưởng kịch bản phim hoạt hình từ các video mẫu có sẵn.

Xem các bài giải khác tại Giải sách giáo khoa tin học lớp 11 Tin học ứng dụng – Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x