Bài 5: Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ

Chương 1 – Bài 5: Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ trang 24 sách bài tập toán lớp 7 tập 1 NXB Cánh Diều. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

39. Chọn cụm từ “số hữu tỉ”, “số thập phân hữu hạn”, “số thập phân vô hạn tuần hoàn” thích hợp cho \(\fbox{ ? }:\)

a) Mỗi \(\fbox{ ? } \) được biểu diễn bởi một \(\fbox{ ? } \) hoặc vô hạn tuần hoàn;

b) Số hữu tỉ \(\displaystyle\frac{17}{18}\) viết được dưới dạng \(\fbox{ ? };\)

c) Kết quả của phép tính \(\displaystyle\frac{233}{2^2.5^2}\) viết được dưới dạng \(\fbox{ ? }.\)

Giải

a) Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

b) Số hữu tỉ \(\displaystyle\frac{17}{18}\) viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

c) Kết quả của phép tính \(\displaystyle\frac{233}{2^2.5^2}\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

\(\)

40. Viết mỗi số hữu tỉ sau dưới dạng số thập phân hữu hạn:

\(\displaystyle\frac{33}{8};\ \displaystyle\frac{543}{125};\ \displaystyle\frac{-1247}{500}.\)

Giải

Các số hữu tỉ \(\displaystyle\frac{33}{8};\ \displaystyle\frac{543}{125};\ \displaystyle\frac{-1247}{500}\) viết dưới dạng số thập phân hữu hạn lần lượt là \(4,125;\ 4,344;\ -2,494.\)

\(\)

41. Viết mỗi số hữu tỉ sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn (dùng dấu ngoặc để nhận rõ chu kỳ):

\(\displaystyle\frac{13}{24};\ \displaystyle\frac{-35}{111};\ \displaystyle\frac{-77}{1\ 350}.\)

Giải

Các số hữu tỉ \(\displaystyle\frac{13}{24};\ \displaystyle\frac{-35}{111};\ \displaystyle\frac{-77}{1\ 350}\) viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn lần lượt là \(0,541(6);\) \(-0,(315);\) \(-0,05(703).\)

\(\)

42. Viết mỗi số hữu tỉ sau dưới dạng phân số tối giản:

\(0,12;\ 0,136;\ -7,2625.\)

Giải

Ta có: \(0,12=\displaystyle\frac{12}{100}=\displaystyle\frac{3}{25};\)

\(0,136=\displaystyle\frac{136}{1000}=\displaystyle\frac{17}{125};\)

\(-7,2625=\displaystyle\frac{-72\ 625}{10\ 000}=\displaystyle\frac{-581}{80}.\)

Các số hữu tỉ \(0,12;\ 0,136;\ -7,2625\) viết dưới dạng phân số tối giản lần lượt là \(\displaystyle\frac{3}{25};\ \displaystyle\frac{17}{125};\ \displaystyle\frac{-581}{80}.\)

\(\)

43. Viết thương mỗi phép chia sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn (dùng dấu ngoặc để nhận rõ chu kỳ):

a) \(1 : 11;\)

b) \(17 : 333;\)

c) \(4,3 : 99;\)

d) \(18,7 : 6,6.\)

Giải

a) \(1 : 11 = 0,(09);\)

b) \(17 : 333 = 0,(051);\)

c) \(4,3 : 99 = 0,0(43);\)

d) \(18,7 : 6,6 = 2,8(3).\)

\(\)

44*. Chữ số thập phân thứ 221 sau dấu “,” của số hữu tỉ \(\displaystyle\frac{1}{7}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn là chữ số nào?

Giải

Ta có: \(\displaystyle\frac{1}{7}=0,(142857)\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì gồm \(6\) chữ số.

Mặt khác, ta lại có: \(221 = 6 . 36 + 5.\)

Do đó, chữ số thập phân thứ \(221\) sau dấu “,” của số hữu tỉ \(\displaystyle\frac{1}{7}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn là chữ số thứ năm trong chu kì.

Vậy chữ số cần tìm là \(5.\)

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc

Xem bài giải tiếp theo: Bài tập cuối chương 1

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải Bài tập Toán Lớp 7 Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x