Các biểu mẫu cho xem và cập nhật CSDL SBT Tin học Lớp 11 định hướng tin học ứng dụng trang 28 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Giới thiệu các hệ cơ sở dữ liệu. Bài 4. Các biểu mẫu cho xem và cập nhật CSDL.
Câu F25
Trong các câu sau, những câu nào đúng?
1) Biểu mẫu là loại giao diện chỉ cho người dùng xem dữ liệu.
2) Có loại biểu mẫu dùng để cập nhật dữ liệu.
3) Có thể dùng biểu mẫu để xem dữ liệu đã được sắp xếp hoặc lọc.
4) Có thể dùng biểu mẫu để chỉnh sửa cấu trúc của một bảng trong CSDL.
Đáp án: Phương án 2, 3.
Những câu sau đúng:
2) Có loại biểu mẫu dùng để cập nhật dữ liệu.
3) Có thể dùng biểu mẫu để xem dữ liệu đã được sắp xếp hoặc lọc.
Câu F26
Với biểu mẫu cho xem dữ liệu, ta có thể làm được gì trong những điều sau?
1) Sắp xếp các bản ghi theo tiêu chí các giá trị của một trường nào đó tăng dần hay giảm dần.
2) Đặt lọc để chỉ xem một số bản ghi thoả mãn điều kiện nào đó.
3) Đặt lại khoá chính cho bảng.
4) Xem được dữ liệu tổng hợp từ nhiều bảng.
Đáp án: Phương án 1, 2, 4.
Với biểu mẫu cho xem dữ liệu, ta có thể làm được những điều sau:
1) Sắp xếp các bản ghi theo tiêu chí các giá trị của một trường nào đó tăng dần hay giảm dần.
2) Đặt lọc để chỉ xem một số bản ghi thoả mãn điều kiện nào đó.
4) Xem được dữ liệu tổng hợp từ nhiều bảng.
Câu F27
Việc cập nhật dữ liệu bằng biểu mẫu có những ưu điểm gì so với việc cập nhật dữ liệu trực tiếp trên bảng?
Đáp án:
Việc cập nhật dữ liệu qua biểu mẫu có hai ưu điểm chính:
– Biểu mẫu là một giao diện được thiết kế đẹp, thuận tiện cho sử dụng (cập nhật dữ liệu).
– Hạn chế được sai nhầm, ví dụ: chỉ được chọn giá trị trong một danh sách thả xuống để hạn chế vi phạm ràng buộc khoá ngoài, chỉ được sửa dữ liệu ở một số trường được cho phép,…
Câu F28
Em hãy giải thích vì sao: Việc sử dụng biểu mẫu góp phần đảm bảo được an toàn dữ liệu và bí mật dữ liệu.
Đáp án:
– Dùng biểu mẫu để cập nhật dữ liệu sẽ làm giảm những sai nhầm.
– Dùng biểu mẫu để xem dữ liệu, mỗi biểu mẫu được thiết kế cho một nhóm người xem dữ liệu. Tuỳ theo quyền hạn của mỗi nhóm, chỉ một phần dữ liệu được hiển thị cho người xem.
Câu F29
Giả sử một cơ sở kinh doanh dùng CSDL gồm ba bảng có cấu trúc như sau:
KHÁCH HÀNG
Tên trường | Mô tả | Khóa chính |
Mã khách hàng | Mỗi Mã khách hàng xác định duy nhất một khách hàng | Khóa chính |
Họ và tên | Họ và tên của khách hàng | |
Địa chỉ | Địa chỉ của khách hàng |
MẶT HÀNG
Tên trường | Mô tả | Khóa chính |
Mã mặt hàng | Mỗi Mã mặt hàng xác định duy nhất một mặt hàng | Khóa chính |
Tên mặt hàng | Tên của mặt hàng | |
Đơn giá | Đơn giá của mặt hàng (VND) |
HÓA ĐƠN
Tên trường | Mô tả | Khóa chính |
Số hiệu đơn | Mỗi Số hiệu đơn xác định duy nhất một hóa đơn đặt mua hàng | Khóa chính |
Mã khách hàng | Mã khách hàng | |
Mã mặt hàng | Mã mặt hàng | |
Số lượng | Số lượng hàng đặt mua | |
Ngày giao hàng | Ngày giao hàng |
1) Hãy thiết kế (bằng giấy và bút) một biểu mẫu cho xem thông tin các mặt hàng và cho biết những thuận lợi mà thiết kế này đem lại cho người dùng.
2) Hãy thiết kế (bằng giấy và bút) một biểu mẫu cho nhập các bản ghi vào bảng HOÁ ĐƠN và cho biết ưu điểm của biểu mẫu này.
Đáp án:
1) Có thể thiết kế biểu mẫu cho xem thông tin mặt hàng nhưng không cho người xem thay đổi dữ liệu, người xem theo thứ tự sắp xếp tăng hay giảm của đơn giá, có thể đặt lọc để xem theo tên mặt hàng hay đơn giá.
2) Có thể thiết kế biểu mẫu nhập dữ liệu cho bảng HOÁ ĐƠN, giá trị của Mã khách hàng trong danh sách thả xuống (chỉ gồm những Mã khách hàng đã có trong bảng KHÁCH HÀNG); thực hiện tương tự với việc nhập dữ liệu cho trường Mã mặt hàng; nhập Ngày giao hàng cho mỗi bản ghi mới có bằng cách chọn một ngày trong lịch xuất hiện.
Câu F30
Với CSDL gồm ba bảng có cấu trúc như ở bài F29 (dùng cho một cơ sở kinh doanh), em hãy dự đoán có bao nhiêu nhóm người dùng khác nhau và đề xuất biểu mẫu xem/cập nhật dữ liệu cho mỗi nhóm người dùng đó.
Đáp án:
1) Nhóm người quản lí (giám đốc, người phụ trách kinh doanh,…): có quyền được xem toàn bộ dữ liệu, có quyền cập nhật cho toàn bộ các trường của các bảng với những biểu mẫu được thiết kế cho nhóm.
2) Nhóm người nhập dữ liệu khách hàng: có biểu mẫu để xem và cập nhật cho toàn bộ dữ liệu trong bảng KHÁCH HÀNG.
3) Nhóm người lên hoá đơn bán hàng: có biểu mẫu để cập nhật cho toàn bộ bảng HOÁ ĐƠN.
4) Nhóm người mua hàng: có biểu mẫu để xem toàn bộ thông tin mặt hàng.
Xem các bài giải khác tại Giải sách bài tập tin học lớp 11 Tin học ứng dụng – Cánh Diều
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Không bao giờ từ bỏ hy vọng. Cố gắng mỗi ngày.