Bài 2. Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số

Chương 3 – Bài 2. Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số trang 54 sách bài tập toán lớp 8 tập 1 Cánh Diều. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

9. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, xác định tọa độ điểm A trong mỗi trường hợp sau:

a) Hoành độ bằng \(-2\) và tung độ bằng \(2;\)

b) Hoành độ bằng \(3\) và tung độ bằng \(4;\)

c) Tung độ bằng \(-6\) và nằm trên trục tung;

d) Hoành độ bằng \(\displaystyle\frac{1}{2}\) và nằm trên trục hoành.

Giải

a) Tọa độ điểm \(A(-2;2).\)

b) Tọa độ điểm \(A(3;4).\)

c) Tọa độ điểm \(A(0;-6).\)

d) Tọa độ điểm \(A\left(\displaystyle\frac{1}{2};0\right).\)

\(\)

9. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, nêu cách xác định mỗi điểm sau:

a) \(M(0;2).\)

b) \(N(-4;0).\)

c) \(P(-3;-3).\)

d) \(Q(5;2).\)

Giải

a) Điểm M nằm ở điểm 2 của trục Oy.

b) Điểm N nằm ở điểm -4 của trục Ox.

c) Qua điểm -3 trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox. Qua điểm -3 trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy. Hai đường thẳng này cắt nhau tại điểm P(-3;-3).

d) Qua điểm 5 trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox. Qua điểm 2 trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục y. Hai đường thẳng này cắt nhau tại điểm Q(5;2).

\(\)

11. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm \(A(-4;3),\ B\left(-\displaystyle\frac{1}{4};-\displaystyle\frac{1}{6}\right),\ C\left(2;-\displaystyle\frac{1}{3}\right).\)

Ba điểm trên nằm ở góc phần tư nào của mặt phẳng tọa độ?

Giải

Quan sát mặt phẳng tọa độ Oxy, ta thấy điểm A nằm ở góc phần tư thứ II, điểm B nằm ở góc phần tư thứ III, điểm C nằm ở góc phần tư thứ IV.

\(\)

12. Nhiệt độ y \((^oC)\) ở một địa điểm thuộc vùng có đới khí hậu hàn đới là một hàm số theo thời điểm x (h) trong một ngày. Hàm số này được biểu thị dưới dạng Bảng 1.

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, biểu diễn các điểm có tọa độ là các cặp số (x;y) tương ứng ở Bảng 1.

Giải

Ta có các điểm A,B,C,D biểu diễn các điểm có tọa độ là các cặp số (x;y) tương ứng: A(5;2), B(7;4), C(9;5), D(11;6).

\(\)

\(\)

13. Cho tam giác ACD như Hình 5.

a) Xác định tọa độ các điểm A, C, D.

b) Xác định tọa độ điểm B để tứ giác ABCD là hình chữ nhật.

c) Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Xác định tọa độ các điểm M, N, P, Q.

Giải

Ta vẽ các điểm B,M,N,P,Q như Hình.

a) A(1;1), C(5;-1), D(5;1).

b) B(1;-1).

c) M(1;0), N(3;-1), P(5;0), Q(3;1).

\(\)

14. Cho tam giác GIK như Hình 6.

a) Xác định tọa độ các điểm G, I, K.

b) Xác định tọa độ điểm H để tứ giác KOIH là hình vuông.

c) Ba điểm G,H,K có thẳng hàng hay không? Vì sao?

d) Tính tỉ số \(\displaystyle\frac{GH}{HK}.\)

Giải

Ta vẽ điểm H như Hình.

a) G(-2;3), I(0;2), K(-2;0).

b) H(-2;2).

c) Ba điểm G, H, K thẳng hàng vì ba điểm đều thuộc đường thẳng đi qua điểm -2 trên trục Ox và vuông góc với trục Ox.

d) Ta có: \(\displaystyle\frac{GH}{HK}=\displaystyle\frac{1}{2}.\)

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 1. Hàm số

Xem bài giải tiếp theo: Bài 3. Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải Bài Tập Toán Lớp 8 Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x