Bài 11: Biểu thức có chứa chữ (tiếp theo)

Bài 11: Biểu thức có chứa chữ (tiếp theo) trang 28 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

PHẦN 1. THỰC HÀNH

1. Tính giá trị của biểu thức 3 x a + b nếu:
a) a = 8 và b = 15
b) a = 1 và b = 97

Trả lời:

a) Thay a = 8 và b = 15 vào biểu thức 3 x a + b, ta có:
3 x 8 + 15 = 24 + 15 = 39.

b) Thay a = 1 và b = 97 vào biểu thức 3 x a + b, ta có:
3 x 1 + 97 = 3 + 97 = 100.

PHẦN 2. LUYỆN TẬP

1. Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b (a và b cùng đơn vị đo).
Gọi S lờ diện tích của hình chữ nhật.
Công thức tính diện tích hình chữ nhật là: S = a x b.
Áp dụng công thức, tính các số đo trong bảng dưới đây.

a7 cm7 cm.?. cm
b5 cm.?. cm9 cm
S35 cm²35 cm²144 cm²

Trả lời:

Thay giá trị a, b, S vào công thức tính diện tích hình chữ nhật em có:
35 = 7 x b, khi đó b = 35 : 7 = 5.
144 = a x 9, khi đó a = 144 : 9 = 16.
Em điền vào bảng như sau:

a7 cm7 cm16 cm
b5 cm5 cm9 cm
S35 cm²35 cm²144 cm²

2. Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b (a và b cùng đơn vị đo).
Gọi P là chu vi của hình chữ nhật.
Công thức tính chu vi hình chữ nhật là: P = (a + b) x 2.
Áp dụng công thức, tính các số đo trong bảng dưới đây.

a8 cm12 m20 m
b6 cm 7 m.?. m
P.?. cm.?. m60 m

Trả lời:

Thay giá trị a, b, P vào công thức tính chu vi hình chữ nhật em có:

P = (8 + 6) x 2 = 14 x 2 = 28.
P = (12 + 7) x 2 = 19 x 2 = 38.
60 = (20 + b) x 2, khi đó nữa chu vi là: 20 + b = 60 : 2 = 30. B = 30 – 20 = 10.

Em điền vào bảng như sau:

a8 cm12 m20 m
b6 cm 7 m10 m
P28 cm38 m60 m

Xem bài giải trước: Bài 10: Biểu thức có chứa chữ
Xem bài giải tiếp theoBài 12: Biểu thức có chứa chữ (tiếp theo)
Xem các bài giải khácGiải Bài Tập SGK Toán Lớp 4 Chân Trời Sáng Tạo

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x