Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên

Chương 9 – Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên trang 89 sách giáo khoa toán lớp 7 tập 2 NXB Chân Trời Sáng Tạo.

\(1.\) Tung một đồng xu hai lần. Hỏi trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra? Biết rằng hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp.

A: “Lần tung thứ hai xuất hiện mặt sấp”;

B: “Xuất hiện hai mặt giống nhau trong hai lần tung”;

C: “Có ít nhất 1 lần tung xuất hiện mặt ngửa”.

Giải

Cả hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp nên lần tung thứ hai cũng là mặt sấp vậy biến cố A xảy ra.

Cả hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp nên xuất hiện hai mặt giống nhau trong hai lần tung vậy biến cố B xảy ra.

Cả hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp do đó biến cố C không xảy ra.

\(\)

\(2.\) Bạn Minh quay mũi tên ở vòng quay trong hình bên và quan sát xem khi dừng lại thì nó chỉ vào ô nào.

Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

A: “Kim chỉ vào ô ghi số không nhỏ hơn \(1\)”;

B: “Kim chỉ vào ô có màu trắng”;

C: “Kim chỉ vào ô có màu tím”;

D: “Kim chỉ vào ô ghi số lớn hơn \(6\)”.

Giải

Các số trong các số đều lớn hơn hoặc bằng \(1\) nên biến cố A là biến cố chắc chắn.

Ngoài các ô màu trắng thì còn các ô màu xanh và màu đỏ nên biến cố B là biến cố ngẫu nhiên.

Không có ô nào có màu tím nên biến cố C là biến cố không thể.

Không có ô nào có số lớn hơn \(6\) nên biến cố D là biến cố không thể.

Vậy trong các biến cố sau, biến cố A là chắc chắn, biến cố C và D là không thể, biến cố B là ngẫu nhiên.

\(\)

\(3.\) Một hộp có \(3\) chiếc bút mực và \(1\) chiếc bút chì. Lấy ra ngẫu nhiên cùng một lúc \(2\) bút từ hộp. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

A: “Lấy được \(2\) chiếc bút mực”;

B: “Lấy được \(2\) chiếc bút chì”;

C: “Có ít nhất \(1\) chiếc bút mực trong hai bút lấy ra”;

D: “Có ít nhất \(1\) chiếc bút chì trong hai bút lấy ra”.

Giải

Trong \(2\) chiếc bút lấy ra có thể có \(1\) chiếc bút mực, \(1\) chiếc bút chì nên biến cố A là biến cố ngẫu nhiên.

Do chỉ có \(1\) chiếc bút chì nên không thể lấy được \(2\) chiếc bút chì. Do đó biến cố B là biến cố không thể.

Do chỉ có \(1\) chiếc bút chì nên khi lấy \(2\) chiếc bút từ trong hộp thì luôn có ít nhất \(1\) chiếc bút mực. Do đó biến cố C là biến cố chắc chắn.

Do chỉ có \(1\) chiếc bút chì nên khi lấy \(2\) chiếc bút từ trong hộp thì có nhiều nhất \(1\) chiếc bút chì. Do đó biến cố D là biến cố không thể.

Vậy trong các biến cố trên, biến cố C là chắc chắn, biến cố B và D là không thể, biến cố là ngẫu nhiên.

\(\)

\(4.\) Một hộp có \(1\) quả bóng xanh, \(1\) quả bóng màu đỏ và \(1\) quả bóng màu vàng. Lấy ra ngẫu nhiên \(1\) quả bóng, xem màu, trả lại hộp rồi lại lấy ra ngẫu nhiên \(1\) quả nữa. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

A: “Quả bóng lấy ra lần thứ hai có màu đỏ”.

B: “Quả bóng lấy ra lần thứ hai có màu giống quả bóng đã lấy lần đầu”;

C: “Quả bóng lấy ra lần đầu tiên có màu hồng”;

D: “Có ít nhất \(1\) lần lấy được quả bóng màu xanh”.

Giải

Quả bóng lấy ra lần thứ hai có thể có màu đỏ, xanh hoặc vàng và có thể khác màu với quả bóng đã lấy lần đầu nên biến cố A và biến cố B là biến cố ngẫu nhiên.

Không có quả bóng nào có màu hồng nên biến cố C là biến cố không thể.

Có thể xuất hiện trường hợp cả \(2\) lần lấy đều không có bóng màu xanh nên biến cố D là biến cố ngẫu nhiên.

\(\)

Xem bài giải trước: Bài tập cuối chương 8

Xem bài giải tiếp theo: Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 7 – NXB Chân Trời Sáng Tạo.

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x