Bài 1. Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu SBT

Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu SBT Tin học Lớp 11 định hướng tin học ứng dụng trang 19 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Giới thiệu các hệ cơ sở dữ liệu. Bài 1. Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu

Câu F1

Trong các công việc sau, những công việc nào cần sự lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin từ dữ liệu được lưu trữ?

1) Lên đơn thuốc cho một bệnh nhân.

2) Tính và thu phí sử dụng điện sinh hoạt của các hộ gia đình.

3) Hoạt động kinh doanh của một chuỗi siêu thị.

4) Dự báo thời tiết dựa trên các chỉ số đo đạc về khí tượng thuỷ văn.

5) Đánh giá chỉ số tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm và cả năm của một quốc gia.

Đáp án:

Các công việc 2, 3, 4, 5 cần lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin từ dữ liệu đó để phục vụ cho các hoạt động của công việc đã nêu.

Câu F2

Xét việc quản lý hoạt động kinh doanh của một cửa hàng, hãy nêu thêm ít nhất hai ví dụ cho mỗi công việc dưới đây:

1) Tạo lập hồ sơ về các mặt hàng, ví dụ: tên mặt hàng,…

2) Cập nhật dữ liệu lưu trữ, ví dụ: bổ sung thêm mặt hàng mới,…

3) Khai thác thông tin, ví dụ: tính lãi thu được đối với mỗi mặt hàng….

Đáp án: Gợi ý:

1) Tạo lập hồ sơ về các mặt hàng, ví dụ: tên mặt hàng, giá nhập vào, giá bán ra, số lượng nhập.

2) Cập nhập dữ liệu lưu trữ, ví dụ: bổ xung thêm mặt hàng mới, thay đổi giá nhập vào, thay đổi giá bán ra, bổ xung dữ liệu về lượt bán hàng…

3) Khai thác thông tin, ví dụ: tính lãi thu được đối với mỗi mặt hàng, tìm mặt hàng bán được nhiều nhất, lập báo cáo kinh doanh tổng hợp, tính lượng mặt hàng tồn kho…

Câu F3

Xét việc quản lý thu phí điện sinh hoạt của các hộ gia đình trong một quận (huyện), hãy nêu một vài ví dụ để:

1) Liệt kê một số dữ liệu cần được lưu trữ để phục vụ công việc này.

2) Minh hoạ cho ý kiến: “Nếu thông tin phục vụ bài toán quản lý không chính xác sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc”.

3) Minh hoạ cho ý kiến: “Trong bài toán quản lý, nếu kết quả xử lý thông tin không chính xác sẽ dẫn đến những quyết định không đúng đắn”.

Đáp án: Gợi ý:

1) Một số dữ liệu cần được lưu trữ để phục vụ công việc này: thông tin về hộ gia đình (họ tên chủ hộ, địa chỉ,…), số công tơ mỗi lần đo (theo tháng)

2) Tham khảo các ví dụ sau:

– Số đo công tơ sai dẫn đến tính sai tiền thu của tháng.

– Dữ liệu bị nhầm từ số đo công tơ của hộ gia đình này thành số đo của hộ gia đình khác cũng dẫn đến tính sai, thu tiền điện sai.

3) Các ví dụ:

– Nếu công thức tính tiền điện (theo công suất) sai nhầm sẽ dẫn đến sai hàng loạt thông báo và thu sai tiền điện.

– Không cập địa chỉ (hoặc số dt) khách hàng tiêu thụ điện làm cho các thông báo gửi sai địa chỉ.

Câu F4

Trong các câu sau, câu nào đúng về CSDL?

1) Tập hợp dữ liệu phục vụ một bài toán quản lí nào đó.

2) Tập hợp dữ liệu nào đó phản ánh hồ sơ của một tổ chức, có thể cập nhật và khai thác thông tin từ đó phục vụ công tác quản lý của tổ chức này.

3) Tập hợp dữ liệu có liên quan đến nhau được tổ chức để máy tính có thể lưu trữ, truy cập, cập nhật và xử lý nhằm phục vụ hoạt động của một tổ chức.

4) Tập hợp dữ liệu được lưu trữ trên máy tính để phục vụ nhu cầu khai thác thông tin cho nhiều người.

Đáp án: Phương án 3.

Tập hợp dữ liệu có liên quan đến nhau được tổ chức để máy tính có thể lưu trữ, truy cập, cập nhật và xử lý nhằm phục vụ hoạt động của một tổ chức.

Câu F5

Trong các câu sau, cầu nào đúng về “Hệ quản trị CSDL”?

1) CSDL được quản lý bằng một chương trình.

2) CSDL quản lý một hệ thống nào đó.

3) Phần mềm sử dụng dữ liệu trong CSDL.

4) Phần mềm cung cấp môi trường để tạo lập, lưu trữ, cập nhật, khai thác CSDL.

Đáp án: Phương án 4.

Phần mềm cung cấp môi trường để tạo lập, lưu trữ, cập nhật, khai thác CSDL.

Câu F6

Trong các câu sau, những câu nào đúng về chức năng của hệ quản trị CSDL.

1) Tạo môi trường cho người dùng tương tác với CSDL.

2) Thực hiện tất cả các truy cập vào CSDL khi người dùng yêu cầu.

3) Kiểm soát và điều phối các chương trình ứng dụng có sử dụng dữ liệu trong CSDL.

4) Tìm kiếm dữ liệu đưa vào CSDL.

Đáp án: Phương án 1, 3.

Chức năng của hệ quản trị CSDL:

– Tạo môi trường cho người dùng tương tác với CSDL.

– Kiểm soát và điều phối các chương trình ứng dụng có sử dụng dữ liệu trong CSDL.

Câu F7

Thành phần nào dưới đây không thuộc hệ CSDL?

1) Hệ điều hành.

2) CSDL.

3) Hệ quản trị CSDL.

4) Phần mềm ứng dụng dùng CSDL.

Đáp án: Phương án 1. Hệ điều hành.

Câu F8

Giả sử trường em cần có một CSDL để quản lý kết quả học tập của học sinh, hãy trả lời các câu hỏi sau:

1) Có những ai liên quan đến CSDL này? Mỗi người thao tác với CSDL nhằm mục đích gì? Có thể chia những người liên quan đến CSDL đó thành bao nhiêu nhóm theo mục đích sử dụng CSDL?

2) Hãy liệt kê một số thông tin cần quản lý khi xây dựng CSDL này.

3) Hãy đề xuất một vài bảng trong CSDL này

Đáp án:

1) Có nhiều người người liên quan đến CSDL và mục đích của người đó sử dụng CSDL:

– Hiệu trưởng: lấy được thông tin từ CSDL để có các quyết định trong việc quản lý nhà trường.

– Giáo viên: cập nhật thông tin cá nhân của học sinh và kết quả học tập của học sinh, khai thác thông tin để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của mình.

– Cán bộ văn phòng: thống kê số liệu làm báo cáo.

– Học sinh: lấy thông tin về kết quả học tập, từ đó điều chỉnh thái độ và phương pháp học tập.

– Phụ huynh: lấy thông tin về kết quả học tập và rèn luyện của con, từ đó phối hợp nhà trường giúp con mình đạt mục tiêu đề ra.

Có thể chia những người liên đến CSDL thành các nhóm:

+ Nhóm lãnh đạo cao nhất: Hiệu trưởng

+ Nhóm người dùng được quyền cập nhật: Giáo viên

+ Nhóm người lấy dữ liệu làm báo cáo: Cán bộ văn phòng

+ Nhóm người xem thông tin: Học sinh, phụ huynh

2) Thông tin cần quản lý khi xây dựng CSDL:

– Thông tin cá nhân của mỗi học sinh: Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, Quê quán, Địa chỉ, Họ và tên bố, Họ và tên mẹ, Số điện thoại liên hệ,…

– Thông tin kết quả học tập của mỗi học sinh: Điểm đánh giá thường xuyên của mỗi môn học, điểm thi cuối kì, điểm trung bình môn,…

3) Một vài bảng trong CSDL:

HỌC SINH

Mã định danhHọ và tênNgày sinhQuê quánĐịa chỉHọ tên bốHọ tên mẹSố điện thoại liên hệ

ĐIỂM TOÁN

Mã định danhHọ và tênHọc kì IHọc kì IIĐiểm trung bình
ĐG thường xuyênĐG giữa kìĐiểm thiĐG thường xuyênĐG giữa kìĐiểm thi

Xem các bài giải khác tại Giải sách bài tập tin học lớp 11 Tin học ứng dụng – Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x