Bài 5. Chỉnh sửa video trên Animiz SGK

Chỉnh sửa video trên Animiz SGK Tin học Lớp 11 định hướng tin học ứng dụng trang 112 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề EICT. Ứng dụng tin học. Phần mềm chỉnh sửa ảnh và làm video. Bài 5. Chỉnh sửa video trên Animiz.

KHỞI ĐỘNG

Sau khi xem đoạn video đã tạo ở phần thực hành của Bài 4, em hãy liệt kê những thay đổi mà mình muốn và giải thích vì sao.

Đáp án:

Những thay đổi mà em muốn: Chỉnh sửa video, chỉnh sửa hình ảnh, chỉnh sửa âm thanh, hiệu ứng chuyển ảnh, phụ đề.

Vì em muốn làm video chuyên nghiệp hơn.

Chỉnh sửa âm thanh

Hoạt động

Theo em, cần thực hiện những thao tác nào để chỉnh sửa tệp âm thanh sao cho khớp với hình ảnh hiển thị trong dự án video?

Đáp án:

– Chia tệp âm thanh thành nhiều đoạn: Muốn cắt tệp âm thanh tại vị trí nào, nhảy chuột tại vị trí đó (vị trí đầu đoạn và cuối đoạn) và chọn Split.

– Cắt bỏ một phán tệp âm thanh: chọn đoạn muốn xoá, chọn Delete hoặc nháy chuột tại vị trí bắt đầu xoá, kéo thả chuột đến vị trí cuối cần xoá, chọn Delete. Nếu muốn khôi phục lại trạng thái trước dó, chọn Undo. Sau khi chỉnh sửa xong, chọn OK (Hình 3).

Hình 3. Cửa sổ chỉnh sửa tệp âm thanh
Hình 3. Cửa sổ chỉnh sửa tệp âm thanh

– Ghép các đoạn âm thanh: Sau khi xoá một đoạn ở giữa tệp, nếu muốn ghép các đoạn, thực hiện kéo thả các đoạn sang trái hoặc sang phải sao cho các đoạn được xếp liền với nhau.

THỰC HÀNH

Yêu cầu:

Hãy chỉnh sửa đoạn video giới thiệu cách tạo logo ở Bài 4, cụ thể như sau:

– Điều chỉnh khung thời gian để mỗi ảnh xuất hiện trong khoảng 20s, thời gian của bài nhạc khớp với thời gian xuất hiện của các ảnh (bài nhạc kết thúc khi ảnh cuối cùng xuất hiện xong).

– Tạo hiệu ứng cho các ảnh.

– Tạo phụ đề cho các ảnh giới thiệu bước thực hiện trong bức ảnh.

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1. Mở dự án video “tao_logo.am” trong phần mềm Animiz.

Bước 2. Tạo khung Timline, chọn ảnh thứ nhất và điều chỉnh khung thời gian là 0s – 20s trên khung Timeline. Tương tự với các ảnh tiếp theo là 20s – 40s, 40s – 60s,…

Bước 3. Điều chỉnh khung thời gian cho tệp nhạc từ 0s đến 200s. Nháy đúp chuột vào tệp âm thanh ở khung Timeline để mở cửa sổ hiệu chỉnh.

Nếu bài nhạc dài hơn 200s thì cắt một đoạn nào đó và xoá đi. Nếu xoá đoạn nhạc ở giữa thì sau khi xoá phải ghép liền hai đoạn nhạc lại. Ngược lại, thời gian của bài nhạc ngắn hơn 200s, cắt một đoạn nhạc và ghép thêm vào cuối bài. Thực hiện như hướng dẫn ở mục 3.

Bước 4. Thêm hiệu ứng cho ảnh: Thực hiện như hướng dẫn ở mục 2.

– Thay đổi hiệu ứng của ảnh: Chọn hiệu ứng muốn thay đổi, nháy chuột phải và chọn Replace animation, chọn hiệu ứng thay thế, chọn OK.

Ví dụ, image1 đã thay hiệu ứng None bằng Fall in Back.

– Thêm hiệu ứng xuất hiện: chọn nút  , chọn hiệu ứng, chọn OK.

Ví dụ đã thêm hiệu ứng Aperture cho image1.

– Xoá hiệu ứng: nháy chuột phải vào hiệu ứng muốn xoá, chọn Delete animation.

Bước 5. Thêm phụ đề cho ảnh: Thực hiện như hướng dẫn ở mục 5.

– Đưa văn bản vào video:

+ Chọn Text trên thanh đối tượng, chọn Add text. Trên khung Canvas, nháy chuột vào vị trí muốn chèn văn bản, xuất hiện khung soạn thảo văn bản như hình 5.

Hình 5. Khung nhập văn bản
Hình 5. Khung nhập văn bản

+ Nhập nội dung văn bản và định dạng văn bản với thanh công cụ ngay phía trên khung soạn thảo.

+ Chọn khung thời gian xuất hiện, các hiệu ứng cho văn bản ở khung Timeline tương tự như với hình ảnh.

– Tạo tiêu đề video:

+ Đưa văn bản vào video.

+ Chọn khung thời gian phù hợp (tại thời điểm bắt đầu của video, không xuất hiện giữa các ảnh, hoặc cuối video).

– Tạo phụ đề video:

Hình 6. Đối tượng Subtile trên khung Timeline
Hình 6. Đối tượng Subtile trên khung Timeline

+ Chọn nút Subtile trên khung Timeline (Hình 5), đối tượng Subtile xuất hiện trên một dòng Timeline như ở Hình 6, chọn  để thêm phụ đề.

+ Tại cửa sổ Hình 7, nhập phụ đề, chọn phông chữ, cỡ chữ và màu chữ.

+ Chọn Entrance Effect và chọn hiệu ứng xuất hiện, chọn Exit Effect và chọn hiệu ứng biến mất cho phụ đề, sau đó chọn Save.

Hình 7. Cửa sổ nhập phụ đề
Hình 7. Cửa sổ nhập phụ đề

VẬN DỤNG

Em hãy bổ sung thêm một cảnh giới thiệu về GIMP vào dự án video trong bài thực hành. Tạo hiệu ứng chuyển cảnh cho các cảnh trong video.

Đáp án:

Khi tạo một dự án video trong Animiz, một cảnh (scene) sẽ được tạo. Các đối tượng được nhập sẽ cùng xuất hiện trong cảnh này. Muốn thêm cảnh mới, chọn New Scene tại vùng thiết lập đặt cảnh và nhập các đối tượng cho cảnh video mới. Một video có thể có một hoặc nhiều cảnh.

Gợi ý hiệu ứng chuyển cảnh cho các cảnh trong video.

Tại vùng thiết đặt cảnh, chọn nút Add Transiton giữa hai cảnh. Cửa sổ hiệu ứng Transition Effects xuất hiện, tại đây chọn một hiệu ứng chuyển cảnh và khoảng thời gian ở ô Duration, chọn OK.

Lưu ý: Giữa hai cảnh chỉ có duy nhất một hiệu ứng chuyển cảnh. Nếu chọn hiệu ứng khác thì nó sẽ thay thế hiệu ứng cũ.

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA

Trong các câu sau, những câu nào đúng?

a) Có thể tạo hiệu ứng xuất hiện cho âm thanh.

b) Không thể thay đổi được thứ tự xuất hiện của các ảnh trong một cảnh video.

c) Vị trí của các phụ để mặc định ở phía dưới của ảnh và không thể thay đổi.

d) Tiêu đề của video cũng có hiệu ứng xuất hiện giống như các hình ảnh.

Đáp án:

Câu đúng là:

a) Có thể tạo hiệu ứng xuất hiện cho âm thanh.

d) Tiêu đề của video cũng có hiệu ứng xuất hiện giống như các hình ảnh.

Xem các bài giải khác tại Giải sách giáo khoa tin học lớp 11 Tin học ứng dụng – Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×