Một số thao tác chỉnh sửa ảnh và hỗ trợ chỉnh sửa ảnh trong phần mềm GIMP SGK Tin học Lớp 11 định hướng tin học ứng dụng trang 89 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.
Chủ đề EICT. Ứng dụng tin học. Phần mềm chỉnh sửa ảnh và làm video. Bài 1. Một số thao tác chỉnh sửa ảnh và hỗ trợ chỉnh sửa ảnh trong phần mềm GIMP.
KHỞI ĐỘNG
Hãy cho biết tương ứng với mỗi nhu cầu sau đây, cần thực hiện thao tác nào:
1) Muốn nhìn bao quát toàn bộ ảnh trong khi màn hình không hiển thị hết bức ảnh.
2) Muốn nhìn gần và rõ một chỉ tiết trong ảnh để xử lí.
3) Muốn quan sát rõ hai vùng ảnh đã được phóng to và ở vị trí xa nhau, không nhìn thấy cả hai cùng một lúc.
Đáp án:
1) Thu nhỏ ảnh
2) Phóng to ảnh
3) Di Chuyển ảnh
1. Thu nhỏ, phóng to và di chuyển ảnh
Hoạt động 1
Hãy mở một tệp ảnh trong GIMP, sau đó quan sát bảng công cụ và các thành phần xung quanh cửa sổ ảnh. Từ đó, hãy dự đoán xem những công cụ nào giúp thu nhỏ, phóng to và di chuyển ảnh.
Đáp án:
Quá trình quan sát, thiết kế, chỉnh sửa ảnh thường cần đến các thao tác hỗ trợ như: Thu nhỏ, phóng to và di chuyển ảnh.
3. Biến đổi ảnh
Hoạt động 2
Hãy khám phá một số công cụ biến đổi ảnh sau đây bằng cách thử biết đổi một ảnh nào đó theo các bước cho bên dưới: Scale (thay đổi kích thước), Rotate (xoay ảnh), Flip (lật ảnh), Perspective (biến đổi phối cảnh).
Đáp án:
Để Scale (thay đổi kích thước) ta làm theo các bước:
Bước 1. Mở tệp ảnh cần thay đổi các thông số kích thước và độ phân giải.
Bước 2. Chọn Image -> Scale Image.
Bước 3. Thay đổi các kích thước chiều ngang hoặc chiều cao trong các ô tương ứng Width hay Height. Thay đổi độ phân giải trong các ô X resolution hay Y resolution tuỳ theo mục đích. Rồi nháy nút Scale.
Đơn vị chiều dài có thể là inches (in), milimeters (mm), points(pt),… Đơn vị của độ phân giải là số điểm ảnh trên một inch (Hình 25.4a).
Lưu ý: Khi thay đổi độ phân giải, số điểm ảnh vẫn giữ nguyên. Khi thay đổi kích thước ảnh, số điểm ảnh thay đổi. Ví dụ, ban đầu ảnh có 3120 x 3120 điểm ảnh với độ phân giải 72 dpi, ảnh in ra có kích thước là 43,3 x 43,3 inch (Hình 25.4a). Khi tăng độ phân giải lên 300 dpi thì ảnh sẽ có kích thước là 10,4 x 10,4 inch nhưng số điểm ảnh vẫn là 3120 x 3120 (Hình 25.4b). Nếu kích thước mỗi chiều giảm một nửa xuống còn 5,2 x 5,2 inch thì số điểm ảnh cũng giảm một nửa mỗi chiều là 1560 x 1560 (Hình 25.4c).
Hình 25.5 thể hiện kết quả khi in cùng một ảnh (3120 x 3120 điểm ảnh) với các độ phân giải khác nhau trên cùng một cỡ giấy ảnh.
Để Rotate (xoay ảnh) ta làm theo các bước:
Bước 1. Mở tệp ảnh có hình bị nghiêng và có nhiều đối tượng không phù hợp (Hình 25.6). Cần xoay để cho hình thẳng lại và cắt bớt để bố cục ảnh đẹp hơn.
Bước 2. Chọn nút lệnh Rotate hoặc nhấn tổ hợp phím Shift+R.
Bước 3. Kéo thả chuột để xoay ảnh đến khi ưng ý. Cách khác, thay đổi giá trị góc quay (Angle), tâm quay trên hộp Rotate (Hình 25.7) rồi nháy chuột vào nút Rotate để xoay hoặc nháy chuột vào nút Reset nếu muốn quay lại hình ảnh ban đầu.
Bước 4. Để cắt ảnh, em chọn nút lệnh Crop hoặc nhấn tổ hợp phím Shift+C.
Bước 5. Kéo thả chuột chọn phần ảnh cần giữ lại.
Bước 6. Thay đổi kích thước và vị trí của khung hình bằng cách kéo thả các nút trên khung. Kéo thả ảnh để di chuyển phần ảnh được giữ lại (Hình 25.9a).
Bước 7. Nhấn phím Enter để hoàn thành việc cắt ảnh (Hình 25.9b).
VẬN DỤNG
Em hãy sưu tầm một bức ảnh bị chụp nghiêng, sau đó sửa cho bức ảnh khỏi nghiêng và hiệu chỉnh lại màu sắc của một đối tượng nào đó trong ảnh.
Đáp án:
Để sửa cho bức ảnh khỏi nghiêng và hiệu chính lại màu sắc của một đôi tượng nào đó trong ảnh ta thực hiện:
1. Mở ảnh trong GIMP:
Nhấp vào “File” trên thanh menu chính và chọn “Open” hoặc kéo và thả tệp ảnh vào giao diện GIMP.
2. Tạo một lớp mới:
Trong cửa sổ Layers (Lớp), nhấp chuột phải vào lớp ảnh và chọn “Duplicate Layer” (Nhân bản Lớp) để tạo một bản sao lớp hiện tại.
3. Sửa độ nghiêng của ảnh:
Trong cửa sổ Layers (Lớp), chọn lớp mới tạo ra ở bước trước. Sau đó, nhấp vào “Tools” (Công cụ) trên thanh menu chính và chọn “Transform Tools” (Công cụ Biến đổi). Trong danh sách công cụ, chọn “Rotate” (Xoay). Sử dụng con trỏ chuột để kéo và xoay ảnh.
Cắt ảnh:
Kết quả sau khi thực hiện thao tác:
4. Hiệu chỉnh màu sắc:
Để hiệu chỉnh màu sắc của đối tượng, chọn lớp mới trong cửa sổ Layers (Lớp). Tiếp theo, nhấp vào “Colors” (Màu sắc) trên thanh menu chính và sử dụng các công cụ như “Levels” (Cấp độ), “Curves” (Đường cong), “Hue-Saturation” (Màu sắc-Sắc độ) hoặc “Color Balance” (Cân bằng màu) để điều chỉnh màu sắc và độ tương phản của đối tượng.
5. Lưu lại ảnh đã chỉnh sửa:
Sau khi hoàn thành chỉnh sửa, nhấp vào “File” trên thanh menu chính và chọn “Export As” (Xuất ra) hoặc “Export” (Xuất) để lưu ảnh đã chỉnh sửa với định dạng mong muốn.
CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA
Trong các câu khẳng định dưới đây, mỗi số thứ tự biểu thị một chỗ trống cần điền. Từng số thứ tự này cần thay bằng từ nào trong các từ sau: Space, Move, Zoom, Fit Canvas to Layers?
a) Dùng phím (1) hoặc dùng các thanh trượt dọc/ngang để di chuyển ảnh.
b) Dùng công cụ (2) để di chuyển ảnh trên khung ảnh (canvas).
c) Sau khi cắt ảnh thường dùng lệnh (3) để khung ảnh khớp với kích thước của ảnh sau khi cắt.
d) Dùng công cụ (4) kết hợp với phím Ctrl để thu nhỏ hoặc phóng to ảnh.
Đáp án:
(1) Space.
(2) Move.
(3) Fit Canvas to Layer.
(4) Zoom.
Xem các bài giải khác tại Giải sách giáo khoa tin học lớp 11 Tin học ứng dụng – Cánh Diều
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Không bao giờ từ bỏ hy vọng. Cố gắng mỗi ngày.