Bài 8: Trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác

Chương 8 – Bài 8: Trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác trang 85 sách giáo khoa toán lớp 8 tập 2 Cánh Diều. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

1. Cho Hình 86.

a) Chứng minh ∆MNP ∽ ∆ABC.

b) Tìm x.

Giải

a) Xét hai tam giác ABC và MNP có:

\(\widehat{A}=\widehat{M}=60^o;\ \widehat{B}=\widehat{N}=45^o.\)

Suy ra ∆ABC ∽ ∆MNP.

b) Vì ∆MNP ∽ ∆ABC nên \(\displaystyle\frac{MP}{AC}=\displaystyle\frac{NP}{BC}\) hay \(\displaystyle\frac{x}{4\sqrt{2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{3}}{4\sqrt{3}}.\)

Do đó \(x = 3\sqrt{2}.\)

\(\)

2. Cho hai tam giác ABC và PMN thỏa mãn \(\widehat{A}=70^o,\ \widehat{B}=80^o,\) \(\widehat{M}=80^o,\ \widehat{N}=30^o.\) Chứng minh \(\displaystyle\frac{AB}{PM}=\displaystyle\frac{BC}{MN}=\displaystyle\frac{CA}{NP}.\)

Giải

Xét tam giác MNP, ta có:

\(\widehat{M}+\widehat{N}+\widehat{P}=180^o\)

\(80^o+30^o+\widehat{P}=180^o\)

\(\widehat{P}=70^o.\)

Xét hai tam giác ABC và PMN, ta có:

\(\widehat{A}=\widehat{P}=70^o;\ \widehat{B}=\widehat{M}=80^o\)

Suy ra ∆ABC ∽ ∆PMN.

Do đó \(\displaystyle\frac{AB}{PM}=\displaystyle\frac{BC}{MN}=\displaystyle\frac{CA}{NP}.\)

\(\)

3. Cho tam giác nhọn ABC, hai đường cao AD và BE cắt nhau tại H. Chứng minh:

a) ∆ACD ∽ ∆BCE và CA.CE = CB.CD;

b) ∆ACD ∽ ∆AHE và AC.AE = AD.AH.

Giải

a) Xét hai tam giác ACD và BCE có:

\(\widehat{ADC} = \widehat{BEC} = 90^o;\)

\(\widehat{C}\) là góc chung;

Suy ra ∆ACD ∽ ∆BCE.

Do đó \(\displaystyle\frac{CA}{CB} = \displaystyle\frac{CD}{CE}\) hay CA.CE = CB.CD.

b) Xét hai tam giác ACD và AHE có:

\(\widehat{ADC} = \widehat{AEH} = 90^o;\)

\(\widehat{A}\) là góc chung;

Suy ra ∆ACD ∽ ∆AHE.

Do đó \(\displaystyle\frac{AC}{AH} = \displaystyle\frac{AD}{AE}\) hay AC.AE = AD.AH.

\(\)

4. Cho Hình 87 với \(\widehat{OAD}=\widehat{OCB}.\) Chứng minh:

a) ∆OAD ∽ ∆OCB;

b) \(\displaystyle\frac{OA}{OD}=\displaystyle\frac{OC}{OB};\)

c) ∆OAC ∽ ∆ODB.

Giải

a) Xét hai tam giác OAD và OCB có:

\(\widehat{OAD} = \widehat{OCB};\)

\(\widehat{O}\) là góc chung;

Suy ra ∆OAD ∽ ∆OCB.

b) Vì ∆OAD ∽ ∆OCB nên \(\displaystyle\frac{OA}{OC} = \displaystyle\frac{OD}{OB}\)

Suy ra \(\displaystyle\frac{OA}{OD} = \displaystyle\frac{OC}{OB}.\)

c) Xét hai tam giác OAC và ODB có:

\(\displaystyle\frac{OA}{OD} = \displaystyle\frac{OC}{OB}\) và \(\widehat{O}\) là góc chung;

Suy ra ∆OAC ∽ ∆ODB.

\(\)

5. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH (Hình 88). Chứng minh:

a) ∆ABC ∽ ∆HBA và \(AB^2 = BC . BH;\)

b) ∆ABC ∽ ∆HAC và \(AC^2 = BC . CH;\)

c) ∆ABH ∽ ∆CAH và \(AH^2 = BH . CH;\)

d) \(\displaystyle\frac{1}{AB^2} + \displaystyle\frac{1}{AC^2}\)

Giải

a) Xét hai tam giác ABC và HBA có:

\(\widehat{BAC} =\widehat{BHA} =90^o;\)

\(\widehat{B}\) là góc chung;

Suy ra ∆ABC ∽ ∆HBA.

Do đó \(\displaystyle\frac{AB}{HB} = \displaystyle\frac{BC}{BA}\) hay \(AB^2 = BC.HB.\)

b) Xét hai tam giác ABC và HAC có:

\(\widehat{BAC} = \widehat{AHC} = 90^o;\) \(\widehat{C}\) là góc chung;

Suy ra ∆ABC ∽ ∆HAC.

Do đó \(\displaystyle\frac{AC}{HC} = \displaystyle\frac{BC}{AC}\) hay \(AC^2 = BC.CH.\)

c) Vì ∆ABC ∽ ∆HBA và ∆ABC ∽ ∆HAC nên ∆ABH ∽ ∆CAH.

Do đó \(\displaystyle\frac{AH}{CH} = \displaystyle\frac{BH}{AH}\) hay \(AH^2 = BH.CH.\)

d) Ta có:

\(AB^2 = BC.BH \Rightarrow \displaystyle\frac{1}{AB^2} = \displaystyle\frac{1}{BC.BH}\)

\(AC^2 = BC.CH \Rightarrow \displaystyle\frac{1}{AB^2} = \displaystyle\frac{1}{BC.CH}\)

\(AH^2 = BH.CH \Rightarrow \displaystyle\frac{1}{AH^2} = \displaystyle\frac{1}{BH.CH}\)

\(\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{AB^2} + \displaystyle\frac{1}{AC^2} = \displaystyle\frac{1}{BC.BH} + \displaystyle\frac{1}{BC.CH}\)

\(= \displaystyle\frac{1}{BC}.\left( {\displaystyle\frac{1}{BH} + \displaystyle\frac{1}{CH}} \right) = \displaystyle\frac{1}{BC}.\displaystyle\frac{BH + CH}{BH.CH}\)

\(= \displaystyle\frac{1}{BC}.\displaystyle\frac{BC}{BH.CH} = \displaystyle\frac{1}{BH.CH} = \displaystyle\frac{1}{AH^2}\)

\(\)

6. Trong Hình 89, bạn Minh dùng một dụng cụ để đo chiều cao của cây. Cho biết khoảng cách từ mắt bạn Minh đến cây và đến mặt đất lần lượt là AH = 2,8 m và AK = 1,6 m. Em hãy tính chiều cao của cây.

Giải

Chiều cao của cây là đoạn thẳng BC.

Ta có: AHBK là hình chữ nhật nên \(AK = BH = 1,6\ m\)

Tam giác AHB vuông tại H: \(AH^2 + HB^2 = AB^2\)

\(\Rightarrow 2,8^2 + 1,6^2 = AB^2\)

\(\Rightarrow AB^2 = 10,4 \Rightarrow AB = \displaystyle\frac{2\sqrt{65}}{5}\)

Xét hai tam giác ABC và HBA có:

\(\widehat{BAC} = \widehat{BHA} = 90^o \) và \(\widehat{C}\) là góc chung;

Suy ra ∆ABC ∽ ∆HBA.

Do đó \(\displaystyle\frac{BC}{BA} = \displaystyle\frac{AB}{HB}\)

\(\Rightarrow BC = AB^2:HB =\left( \displaystyle\frac{2\sqrt{65}}{5} \right)^2:1,6 = 6,5\)

Vậy cây cao \(6,5\ m.\)

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ hai của tam giác

Xem bài giải tiếp theo: Bài 9: Hình đồng dạng

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 8 Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×