Các bài toán về đo đạc và gấp hình
1. TÍNH DIỆN TÍCH CÁC BỀ MẶT VÀ THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH TRONG THỰC TẾ
MỤC TIÊU
– Làm quen với việc ước lượng kích thước của một số hình thường gặp.
– Biết cách đo kích thước và áp dụng công thức để tính được diện tích các bề mặt và thể tích của một số hình trong thực tế.
CHUẨN BỊ
1. Thước đo độ dài có vạch chia xăngtimét.
(Có 3 loại: thước mét, thước dây cuộn dài khoảng 20 m, thước kẻ trong bộ đồ dùng học tập của học sinh dài khoảng 20 cm).
2. Giấy A4, bút đánh dấu trên các vật liệu như giấy, gỗ, gạch đá hoa, bê tông.
3. Máy tính cầm tay.
4. Phiếu học tập của cá nhân và nhóm.
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Tính diện tích bề mặt và thể tích của một số đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật như quyển vở, quyển sách, hộp bút, cặp sách.
Mỗi học sinh quan sát đối tượng đo của mình.
– Ghi tên đồ vật.
– Ước lượng kích thước của các đồ vật.
– Chọn thước phù hợp để đo kích thước các đồ vật rồi tính diện tích, thể tích của đồ vật đó, ghi kết quả vào phiếu học tập.
Giải
Sau khi ước lượng kích thước của các đồ vật ta thực hiện đo chiều dài, chiều rộng và chiều cao thực tế của các đồ vật.
Sau đó, ta thực hiện tính diện tích, thể tích của đồ vật theo công thức:
Diện tích bề mặt của đồ vật: Sxq + S2 đáy = Cđáy . h + S2 đáy
Thể tích bề mặt của đồ vật: V = Sđáy . h.
Hoạt động 2. Tính diện xung quanh và thể tích của phòng học.
Chia lớp thành các nhóm để đo kích thước của phòng học.
+ Ghi tên phòng học cần đo.
+ Ước lượng kích thước phòng học trước khi đo.
+ Tính diện tích xung quanh và thể tích từ số đo ước lượng và số đo thực tế.
+ Ghi cả hai kết quả vào phiếu học tập để so sánh và rút ra kinh nghiệm.
Giải
Tính diện tích xung quanh và thể tích của phòng học theo công thức:
– Diện tích xung quanh của phòng học: Sxq = Cđáy . h
– Thể tích của phòng học: V = Sđáy . h
Hoạt động 3. Treo phiếu học tập với kết quả của cá nhân, nhóm. So sánh kích thước ước lượng và kích thước sau khi đo, rút ra bài học kinh nghiệm. Giáo viên và học sinh đánh giá và tự đánh giá, nhận xét kết quả các hoạt động của cá nhân, nhóm và kết luận buổi làm việc.
2. GẤP HỘP QUÀ
MỤC TIÊU
Gấp hộp quà hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng tam giác.
CHUẨN BỊ
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị: Tấm bìa, thước kẻ, bút, kéo, keo dán, compa.
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 4. Gấp hộp quà hình hộp chữ nhật.
Bước 1: Ước lượng chiều dài, chiều rộng và chiều cao của món quà để tạo khung như hình vẽ. Dùng kéo cắt các khe nhỏ như hình vẽ.
Bước 2: Đánh dấu bằng ngôi sao các mép sẽ gắn lại với nhau.
Bước 3: Gấp theo đường màu đỏ. Sau đó, gắn mỗi hai mép lại với nhau bằng keo dán.
Hoạt động 5. Gấp hộp quà hình lăng trụ đứng tam giác.
Bước 1: Ước lượng món quà để tạo khung hình. Sau đó dùng compa để vẽ hình tam giác đều rồi vẽ tiếp các hình chữ nhật và hình thang.
Bước 2: Gấp theo đường màu đỏ. Đánh dấu (hoặc tô) các mặt như hình vẽ. Chú ý dùng thước để miết các cạnh cho thẳng.
Bước 3: Dùng keo dán ba mặt được đánh dấu lại với nhau, ta được chiếc hộp như hình vẽ.
\(\)
Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 7 – NXB Chân Trời Sáng Tạo.
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech