Làm thế nào khi con bạn mắc chứng “Mặc cảm ngoại hình”

Mặc cảm ngoại hình/Rối loạn dị dạng cơ thể là một trong những vấn đề về sức khỏe tâm thần cần được phát hiện và điều trị sớm để thanh thiếu niên có thể phát triển lành mạnh. Trước khi tìm hiểu Mặc cảm ngoại hình là gì?. Cách nhận biết và biện pháp khắc phục. Chúng tôi muốn chia sẻ đến các bậc phụ huynh số liệu dưới đây:

Nghiên cứu mới nhất được thực hiện và công bố bởi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) về kết quả nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em – thanh thiếu niên Việt Nam. Qua đó ta thấy rằng tại Việt Nam 8-20% trẻ em (có độ tuổi từ 11-24) trung bình 12% trẻ em gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về dịch vụ sức khỏe tâm thần.

Vì thế, nếu bạn đang có con trong độ tuổi trên hoặc sắp bước vào độ tuổi trên cần quan tâm lưu ý. Kịp thời phát hiện để giúp con vượt qua những mặc cảm về ngoại hình, năng lực học tập hay khả năng giao tiếp,…

1. Mặc cảm ngoại hình là gì?

Nguồn: freepik

Mặc cảm ngoại hình/Rối loạn dị dạng cơ thể (Body dysmorphic disorder – viết tắc là BDD) là một tình trạng của sức khỏe tâm thần rất dễ nhận biết. Người mắc hội chứng này có xu hướng hay mặc cảm, không tự tin vào một bộ phận trên cơ thể mà họ cho rằng xấu xí. Họ dành hàng giờ suy nghĩ đến ám ảnh ngoại hình của mình. Từ đó, họ tìm cách che đậy, kiểm tra thường xuyên những bộ phận mà họ cho rằng khuyết thiếu. Ngoài ra, họ cũng thường hay hỏi người khác về ngoại hình của mình, lưu tâm đến những nhận xét của người khác lên ngoại hình của họ. Ở một cấp độ cao hơn, họ có xu hướng trốn tránh tiếp xúc với xã hội hay đầu tư vào thẩm mỹ để cải thiện ngoại hình.

2. Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng mặc cảm cơ thể.

Nguồn: freepik

Liên tục kiểm tra ngoại hình: người đang bị mặc cảm ngoại hình thường lặp lại các hoạt động kiểm tra ngoại hình thông qua việc soi gương. Hoặc hỏi người xung quanh về ngoại hình của họ.

Dành nhiều thời gian tập trung vào ngoại hình: Không dừng lại ở các hành động tự kiểm tra ngoại hình. Người mắc chứng mặc cảm ngoại hình còn dành hàng giờ để liên tục suy nghĩ về ngoại hình của mình. Cụ thể là:

  • Làn da: tối màu, mụn, sẹo,…
  • Khuôn mặt: mắt, mũi, miệng,…
  • Mùi cơ thể
  • Trọng lượng cơ thể: gầy, béo.
  • Đặc điểm cơ thể: cao, thấp, lưng gù, cận thị, tỉ lệ cơ thể.

Suy nghĩ sai lệch về ngoại hình của mình: Họ thường mặc cảm, tự cho rằng những đặc điểm cơ thể của họ trông thật “xấu xí” dựa trên những tiêu chuẩn xã hội hay nhận xét của những người xung quanh. Hoặc hơn thế nữa, họ cố chấp với những suy nghĩ của mình về ngoại hình. Không tin vào những điều người khác nhận xét.

Thiếu tự tin trong giao tiếp hoặc các hoạt động xã hội: soi gương quá nhiều lần hoặc tránh soi gương đều là dấu hiệu của người mặc cảm ngoại hình. Họ không muốn nhìn thấy ngoại hình của mình cũng như không muốn người khác nhìn thấy. Thường xuyên đeo khẩu trang hoặc sử dụng các biện pháp che chắn cơ thể.

3. Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn dị dạng cơ thể.

Do gen di truyền: nếu bố mẹ là người từng bị hoặc đang bị mặc cảm ngoại hình. Khả năng cao con bạn cũng sẽ mắc hội chứng này.

Hormone serotonin: khi thiếu hụt loại hormone này, khả năng cao bạn sẽ mắc các hội chứng về lo âu khác bao gồm cả mặc cảm ngoại hình.

Do môi trường sống: sự ảnh hưởng về cách giáo dục của bố mẹ từ thời thơ ấu. Sự tác động của định kiến xã hội trong quá trình trưởng thành. Chất lượng giấc ngủ và chế độ ăn uống không lành mạnh đều có khả năng gây ra hội chứng dị dạng cơ thể.

Đang mắc các hội chứng về tâm thần khác như: rối loạn lo âu, trầm cảm.

4. Bạn có thể giúp con bạn vượt qua chứng mặc cảm ngoại hình như thế nào?

Chứng rối loạn dị dạng cơ thể được xem là một căn bệnh mãn tính không phụ thuộc vào tuổi tác. Tuy nhiên, chúng ta hay bắt gặp tình trạng này ở nhóm đối tượng thanh thiếu niên. Ở độ tuổi này, các em rất dễ bị tác động bởi xã hội hoặc chạy theo những xu hướng thẩm mỹ không lành mạnh. Vì vậy, bố mẹ cần phải chú ý đến con mình nhiều hơn. Kịp thời phát hiện những triệu chứng bất bình thường của con để giúp con bạn điều trị kịp thời.

Không bình phẩm ngoại hình của con: kể cả khi con bạn có thật sự có khiếm khuyết nào về ngoại hình bố mẹ cũng không nên bình phẩm hay đánh giá một cách tiêu cực. Khi bạn dành những lời lẽ không hay lên chính con bạn. Ở thời điểm hiện tại có thể trẻ sẽ không đủ nhận thức được. Nhưng nó sẽ gieo hạt giống vào đầu trẻ và có thể nảy mầm thành triệu chứng mặc cảm ngoại hình trong tương lai.

Nếu con bạn đang có dấu hiệu mặc cảm ngoại hình, bạn có thể:

Dành thời gian trò chuyện với con: thảo luận với con bạn về căn bệnh này. Lắng nghe con bạn trình bày những khó khăn đang phải đối mặt. Bày tỏ sự quan tâm và sự ủng hộ tinh thần cho con bạn.

Tìm một chuyên gia trị liệu uy tín: nếu con bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn. Hạy kịp thời đưa con bạn đến gặp các chuyên gia trị liệu. Đi cùng con và tham gia vào quá trình điều trị của con. Hỏi bác sĩ thêm nhiều kiến thức của căn bệnh này.

Kiên nhẫn: Thời gian điều trị có thể kéo dài 3 tháng, 6 tháng hoặc hơn một năm tùy vào tình trạng hiện tại của con bạn. Vì vậy, bạn cần phải đủ kiên nhẫn để theo sát hành trình của con.

Kết luận:

Xã hội ngày càng biến động, xuất hiện nhiều xu hướng hay những hiện tượng mạng không lành mạnh đều có thể tác động xấu đến sức khỏe tinh thần của trẻ em. Vì vậy, số trường hợp thanh thiếu niên gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần đang ngày càng tăng cao. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp ích rất lớn cho cuộc sống tương lai của con bạn sau này.

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x