Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ tìm hiểu về kiểu dữ liệu boolean của Python.
Giới thiệu về kiểu dữ liệu Boolean của Python
Trong Python, boolean là một kiểu dữ liệu đặc biệt được sử dụng để biểu diễn giá trị logic, boolean thường được sử dụng trong các biểu thức điều kiện và điều khiển luồng của chương trình để kiểm tra các điều kiện và quyết định các hành động cần thực hiện dựa trên kết quả của các biểu thức logic đó.
Kiểu dữ liệu boolean có hai giá trị: True và False.
Lưu ý rằng các giá trị boolean True và False bắt đầu bằng chữ in hoa (T) và (F).
Ví dụ sau định nghĩa hai biến boolean:
is_active = True
is_admin = False
Khi bạn so sánh hai số, Python trả về kết quả dưới dạng giá trị boolean. Ví dụ:
print(20 > 10)
#True
print(20 < 10)
#False
Ngoài ra, so sánh hai chuỗi sẽ tạo ra giá trị boolean:
print('a' < 'b')
#True
print('a' > 'b')
#False
Hàm bool()
Để tìm hiểu xem một giá trị là True hay False, bạn sử dụng hàm bool(). Ví dụ:
print(bool('Hi'))
#True
print(bool(''))
#False
print(bool(100))
#True
print(bool(0))
#False
Chúng ta có thể thấy rõ từ kết quả đầu ra, một số giá trị được đánh giá là True và các giá trị khác được đánh giá là False.
Hàm bool() thường được sử dụng trong các tình huống cần chuyển đổi dữ liệu sang dạng boolean để thực hiện các phép kiểm tra hoặc điều kiện.
Những giá trị sau đây sẽ được Python đánh giá là False:
- Số 0
- Dãy rỗng như (), [ ].
- Chuỗi rỗng ‘ ‘.
- False
- None
- Map rỗng như { }.
Tất cả những giá trị nằm ngoài danh sách trên là True.
Toán tử logic trong Python
Phép toán logic trong python sẽ kiểm tra hai vế của toán tử logic là đúng hay sai và kết hợp chúng lại để đưa ra kết quả. Kết quả của phép toán logic trong python sẽ là kiểu boolean trong python với hai giá trị là True hoặc False.
Để thực hiện các phép toán logic trong Python, chúng ta sử dụng các toán tử logic trong Python được liệt kê dưới đây:
Toán tử logic AND trong python
Toán tử logic AND hay còn gọi là toán tử logic tích trong python sẽ trả về kết quả True nếu cả hai vế đều đúng và ngược lại là False nếu một trong hai vế là sai.
Ví dụ cụ thể về sử dụng toán tử logic AND trong Python như sau:
print(2 < 10 and 2 < 40)
#True
print(2 < 10 and 2 > 40)
#False
Toán tử logic OR trong python
Toán tử logic OR hay còn gọi là toán tử logic tổng trong Python sẽ trả về kết quả True nếu một trong hai vế đúng, và False nếu cả hai vế đều sai.
Ví dụ cụ thể về sử dụng toán tử logic OR trong Python như sau:
print(2 < 10 or 2 < 40)
#True
print(2 < 10 or 2 > 40)
#True
print(2 > 10 or 2 > 40)
#False
Toán tử logic NOT trong python
Toán tử logic NOT hay còn gọi là toán tử logic phủ đinh trong Python sẽ trả về kết quả True nếu một trong hai vế đúng, và False nếu cả hai vế đều sai.
Ví dụ cụ thể về sử dụng toán tử logic NOT trong python như sau:
num = 20
print(not num < 20)
#True
print(not num > 10)
#False
Các code ví dụ trong bài viết có thể tham khảo trên GitHub
Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học