Tạo và sử dụng biểu mẫu SGK Tin học Lớp 11 định hướng tin học ứng dụng trang 144 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.
Chủ đề FICT. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Thực hành tạo và khai thác cơ sở dữ liệu. Bài 4. Tạo và sử dụng biểu mẫu.
KHỞI ĐỘNG
Em hãy kể một loại biểu mẫu điền thông tin mà em biết, nó gồm có những mục gì? Một số mục có một (hay vài) ô vuông để đánh dấu chọn, vì sao có mẫu như thế?
Đáp án:
Những mục có các ô vuông để đánh dấu chọn khi mà số trường hợp có thể chọn không nhiều, ví dụ giới tính, trình độ học vấn, đoàn viên…
1) Tạo biểu mẫu trong Access
Các loại biểu mẫu:
– Biểu mẫu một bản ghi và biểu mẫu nhiều bản ghi.
– Biểu mẫu tách đôi.
– Biểu mẫu có kết buộc với bảng CSDL và biểu mẫu không kết buộc.
2) Biểu mẫu phân cấp và biểu mẫu đồng bộ hoá
Hoạt động
Để biết một quyển sách đã được những học sinh nào mượn, cần hiển thị đồng thời dữ liệu từ bảng Mượn – Trả và bảng Bạn đọc. Theo em, có thể tạo nhanh một biểu mẫu để làm việc này bằng nút lệnh Form hay không? Vì sao?
Đáp án:
Không thể tạo nhanh một biểu mẫu để làm việc bằng nút lệnh Form.
Vì có thể tạo biểu mẫu dạng tách đôi, hiển thị đồng bộ dữ liệu từ hai bảng khác nhau, theo mối quan hệ đã thiết lập trước, ta cần dùng Form Wizard để có thể tuỳ biến lựa chọn một số mục dữ liệu theo nhu cầu.
VẬN DỤNG
Quản lí thư viện cần biết mỗi bạn đọc đã mượn những cuốn sách nào. Em hãy tạo một biểu mẫu cho phép làm việc này.
Hướng dẫn:
Tạo biểu mẫu tách đôi đồng bộ hoá chọn các bản ghi từ hai bảng Bạn đọc và Mượn – Trả. Nửa trên hiển thị thông tin một bạn đọc, nửa dưới hiển thị các bản ghi mượn/trả tương ứng với bạn đọc đó.
Thao tác:
– Sử dụng Form Wizard để chọn các trường dữ liệu từ hai bảng Bạn Đọc và Mượn – Trả.
– Các bước tiếp theo giống như trình bày trong mục 2 về “Biểu mẫu phân cấp và biểu mẫu đồng hoá” trang 147/SGK.
– Do dữ liệu đồng bộ hoá nên nửa dưới hiển thị các mục mượn/trả tương ứng đúng với bạn đọc đang hiển thị ở nửa trên.
CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA
Câu 1. Mục dữ liệu “có kết buộc với bảng CSDL” và “không kết buộc” khác nhau như thế nào?
Đáp án:
Sự khác nhau là:
Nếu mục dữ liệu “có kết buộc với bảng CSDL” thì dữ liệu trong bảng sẽ bị thay đổi khi gõ nhập giá trị mới, khi xem dữ liệu thì đó là giá trị lấy ra từ bảng tại đúng thời điểm ta truy cập dữ liệu để xem.
Nếu “không kết buộc” thì đó chỉ là các nhãn văn bản, không liên quan đến dữ liệu trong CSDL.
Câu 2. Dùng nút lệnh nào để tạo nhanh biểu mẫu? Trường hợp nào nên chọn cách làm này?
Đáp án:
Nút lệnh Create\Form dùng để tạo nhanh biểu mẫu.
Chỉ nên chọn cách làm này khi tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho một bảng và bảng chứa dữ liệu về một loại thực thể nào đó, ví dụ Học Sinh, Sách,…
Xem các bài giải khác tại Giải sách giáo khoa tin học lớp 11 Tin học ứng dụng – Cánh Diều
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Không bao giờ từ bỏ hy vọng. Cố gắng mỗi ngày.