Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số – Ứng xử văn hóa và an toàn trên mạng – Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng – sách giáo khoa trang 42 lớp 11 Khoa học máy tính – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số – Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

KHỞI ĐỘNG

Theo em, lừa đảo trên không gian mạng dễ gặp hay hiếm thấy? Dễ tránh hay khó tránh? Vì sao?

Lời giải:

Theo em, lừa đảo trên không gian mạng dễ gặp. Dễ tránh nếu như chúng ta hiểu và biết cách phòng tránh. Vì kiến thức, ứng dụng các biện pháp bảo mật và ý thức của người dùng có thể giúp dễ phòng tránh khỏi các lừa đảo trên không gian mạng.

1. LỪA ĐẢO QUA MẠNG

Hoạt động 1

Em hãy sử dụng máy tìm kiếm tìm cụm từ “dạng lừa đảo phổ biến trên mạng” và trả lời các câu hỏi sau:

1. Số kết quả trả về là nhiều hay ít?

2. Có thể tính được có bao nhiêu dạng lừa đảo hay không?

Lời giải:

Sử dụng máy tìm kiếm tìm cụm từ “dạng lừa đảo phổ biến trên mạng cho thấy:

1. Số kết quả trả về là rất nhiều.

2. Có thể liệt kê ra một số dạng lừa đảo sau:

– Lừa đảo trúng thưởng, tặng quà để lấy tiền phí vận chuyển.

– Lừa đảo chiếm tiền đặt cọc hoặc bán hàng giả.

– Lửa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân.

2. VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN MẠNG

Hoạt động 2

1. Theo em cụm từ “anh hùng bàn phím” có hàm ý gì? Hãy nêu vài ví dụ cụ thể về “anh hùng bàn phím”?

2. Nếu em là người có nhiều fan hâm mộ trên mạng xã hội, em nên làm gì và tránh những gì?

Lời giải:

1. Cụm từ “anh hùng bàn phím” thường ám chỉ đến những người dùng Internet hoặc mạng xã hội, thường là ẩn danh, thường tham gia vào các trò chuyện, tranh luận hoặc bình luận trực tuyến, và thường tự tin hoặc quá tự tin trong việc nêu ra quan điểm hoặc bày tỏ ý kiến của họ trực tuyến. Một số ví dụ cụ thể về “anh hùng bàn phím” bao gồm:

  • Troll trực tuyến: Những người này có thể tham gia vào tranh luận trực tuyến chỉ để gây rối, tạo môi trường không lành mạnh, hoặc làm phiền người khác. Họ thường ẩn danh và không chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
  • Người chê bai: Một số người thường tham gia vào việc chê bai hoặc chỉ trích người khác mà họ không biết. Họ có thể sử dụng mạng để phê phán, công kích, hoặc lăng mạ người khác.
  • Người đòi hỏi sự chú ý: Có những người sử dụng mạng xã hội để tạo ra những câu chuyện kỳ cục, những thông tin sai lệch, hoặc những quy tắc riêng biệt để thu hút sự chú ý và tranh luận.

2. Nếu em là người có nhiều fan hâm mộ trên mạng xã hội, em sẽ nên làm và nên tránh những điều sau:

Nên làm:

  • Giao tiếp và tương tác: Giao tiếp với fan, trả lời câu hỏi, và tương tác với họ. Điều này tạo mối quan hệ tốt với người hâm mộ và giữ họ hài lòng.
  • Chia sẻ nội dung chất lượng: Chia sẻ nội dung mà fan của bạn quan tâm và tận hưởng.
  • Bảo vệ quyền riêng tư: Hãy giữ thông tin cá nhân và quyền riêng tư được bảo vệ. Đừng chia sẻ thông tin quá cá nhân trên mạng.

– Nên tránh:

  • Không nên tham gia vào xung đột: Tránh việc tham gia vào cuộc tranh cãi hoặc xung đột trực tuyến. Điều này có thể gây hiểu lầm và tạo ra môi trường tiêu cực.
  • Tránh sử dụng thông tin quá cá nhân: Hãy cân nhắc trước khi chia sẻ thông tin cá nhân hoặc hình ảnh riêng tư trên mạng xã hội. Điều này giúp bảo vệ quyền riêng tư của mình.
  • Tránh chỉ trích người khác: Hãy thể hiện ý kiến một cách tôn trọng và không sử dụng mạng xã hội để công kích hoặc chỉ trích người khác một cách không xác đáng.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Hãy cho biết những dấu hiệu để phát hiện lừa đảo qua mạng.

Lời giải:

– Các cơ quan doanh nghiệp, tổ chức uy tín phải đảm bảo giao tiếp quan hệ công chúng với chất lượng cao, có tính chuyên nghiệp. Nếu email, trang web có lỗi chính tả, lỗi hành văn thì đó có thể là lừa đảo. Những lỗi này có thể là do sự thiếu chuyên nghiệp của kẻ lừa đảo, do cố gắng tránh các bộ lọc thông minh, phát hiện kiểu lừa đảo đã biết, do được dịch từ một ngôn ngữ, từ kẻ lừa đảo xuyên biên giới, nhằm đến nạn nhân thích mới lạ.

– Tên miền gồm vài phần cách nhau dấu chấm. Phần đầu viết tắt tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp dễ nhớ nhưng các phần đuôi như: “.com”, “.net”, “.org” ít được chú ý hơn… Các đuôi tên miền khác với tên miền chính thức mà cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vẫn dùng là dấu hiệu lừa đảo.

Cần chứ ý những cách viết sai chính tả trong tên miền để đánh lừa người đọc. Ví dụ: thay chữ “o” bằng chữ “0”, thay “m” bằng “r” và “n”. Đây là những thủ đoạn phổ biến.

– Trỏ chuột vào một liên kết nhưng không nháy chuột, ta sẽ nhìn thấy địa chỉ đích thực sự mà liên kết đó sẽ mở ra. Nếu nó không khớp với địa chỉ hiển thị mời nháy chuột thì đó là dấu hiệu lừa đảo.

– Cảnh giác với email, tin nhắn từ người lạ, với cách xưng hô chung chung hoặc đột xuất bất ngờ từ người quen cũ lâu này ít liên hệ. Tạo ra tình huống khẩn cấp là một thủ đoạn phổ biến của kẻ lừa đảo. Nạn nhân sẽ không kịp suy nghĩ về hậu quả.

Câu 2. Hãy cho biết quy tắc nền tảng về văn hoá, đạo đức trên mạng.

Lời giải:

Quy tắc nền tảng: Thế giới ảo, cuộc sống thực.

Trên không gian mạng, các tiêu chuẩn về hành xử có đạo đức, có văn hoá, tuân thủ pháp luật cũng như trong cuộc sống thực. Hãy ý thức rằng, khi lên mạng là đang ở giữa cộng động.

Trong cuộc sống thực, hầu hết mọi người đều tuân thủ pháp luật, hành xử lịch sự, có văn hoá. Một số người hành xử trên mạng theo cách khác hẳn khi đối mặt trực tiếp vì họ cho rằng, trên không gian mạng chỉ yêu cầu thấp hơn về đạo đức, văn hoá trong hành xử.

VẬN DỤNG

Câu 1. Em sẽ làm gì khi nhận được email báo được một phần quà vì là khách hàng trung thành và phải gửi ngay một khoản tiền để nhận thưởng?

Lời giải:

Khi nhận được email báo được một phần quà vì là khách hàng trung thành và phải gửi ngay một khoản tiền để nhận thưởng em sẽ xác định đây là một việc lừa đảo trúng thưởng. Em sẽ không làm theo yêu cầu của họ mà bỏ qua coi như không có gì. Ngoài ra em sẽ kể với bạn bè, bố mẹ, người thân nhằm mục đích tuyên tuyền cho mọi người biết hình thức lừa đảo trên để phòng tránh.

Câu 2. Ngày 17/6/2021, Bộ thông tin và truyền thông ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, trong đó có quy đinh chung về Quy tắc lành mạnh: hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Em hãy trích ra một số quy tắc ứng xử cho cá nhân về điều này.

Lời giải:

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17-6-2021. Trong đó, tại Điều 4 và Điều 5

Quyết định quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi sử dụng mạng xã hội. Dưới đây là 10 lưu ý dành cho cán bộ, công chức, viên chức khi sử dụng mạng xã hội.

CÂU HỎI

Câu 1. Cần làm gì trước khi nháy vào một liên kết trong email từ người gửi chưa chắc đáng tin?

Lời giải:

– Cảnh giác với email, tin nhắn từ người lạ, với cách xưng hô chung chung hoặc đột xuất bất ngờ từ người quen cũ lâu này ít liên hệ. Tạo ra tình huống khẩn cấp là một thủ đoạn phổ biến của kẻ lừa đảo. Nạn nhân sẽ không kịp suy nghĩ về hậu quả.

– Khi nghi ngờ email, tin nhắn là lừa đảo, đừng mở bất kì liên kết nào hoặc tệp đính kèm nào mà hãy kiểm tra địa chỉ đích thực để phát hiện liên kết lừa đảo.

Câu 2. Quy tắc ứng xử văn minh và có đạo đức trên mạng có gì khác với trong cuộc sống thực?

Lời giải:

Quy tắc ứng xử văn minh và có đạo đức trên mạng không có khác biệt lớn so với trong cuộc sống thực. Tuy nhiên, do tính chất không gian ảo của mạng, việc thực thi các quy tắc này có thể trở nên khó khăn hơn khi một số người không đáp ứng các quy tắc đó. Ngoài ra, việc giám sát và kiểm soát việc thực thi các quy tắc này trên mạng cũng khó khăn hơn trong cuộc sống thực.

Xem các bài giải khác: Giải Bài Tập Sách Giáo Khoa Tin Học Lớp 11 Khoa Học Máy Tính – Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×