Bài 1D. Tuân thủ pháp luật trong môi trường số

Bài Tuân thủ pháp luật trong môi trường số trang 40 SGK Tin Học lớp 10 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số. Bài 1. Tuân thủ pháp luật trong môi trường số.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi. Trên một số đồ dùng ta thường gặp kí hiệu ©, kí hiệu đó có ý nghĩa gì?

Đáp án:

Kí hiệu © (viết tắt của Copyrighted) trên một đối tượng biểu thị cho bản quyền, nghĩa là tác giả sở hữu tất cả các quyền lợi về đối tượng đó.

Đối tượng đó đã được bảo hộ độc quyền, nghĩa là luật pháp nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng hay bắt chước đối tượng đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu.

BẢN QUYỀN THÔNG TIN VÀ SẢN PHẨM SỐ

Hoạt động 1

Trang web của một công ty kinh doanh trò chơi trực tuyến có đăng bài giới thiệu về trò chơi. Nội dung bài giới thiệu và các video minh hoạ được dịch và lấy từ trang web của nhà sản xuất game nước ngoài. Công ty chưa liên hệ để xin phép nhà sản xuất đó. Em hãy tham khảo các khoản 7, 8, 10 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ và cho biết công ty có vi phạm quyền tác giả không. Nếu có vi phạm thì theo em công ty sẽ bị xử phạt ra sao?

Đáp án:

Nếu muốn đăng tải bài giới thiệu, công ty cần phải thoả thuận để có được sự đồng ý của tác giả (nhà sản xuất game nước ngoài) và phải trả phí theo thoả thuận.

Công ty đã vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ theo quy định tại các khoản 7, 8, 10 của Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) của Quốc hội quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuỳ theo tình huống cụ thể, công ty sẽ bị xử phạt theo một trong những quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

Hoạt động 2

Em muốn viết bài đăng lên trang web của trường giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở địa phương trong đó sử dụng bức ảnh và lời bình lấy từ một trang web du lịch. Em hãy tham khảo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ và cho biết mình cần phải thực hiện việc gì để không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ.

Đáp án:

Để làm rõ nguồn thông tin đã sử dụng, ta ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan tổ chức, tên cuốn sách, tạp chí hay địa chỉ trang web nơi đăng thông tin, ngày tháng công bố thông tin (nếu có). Ví dụ:

– Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 giảm 68,1% so với cùng kì năm trước.

(Nguồn: https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/statistic/international ngày 06/11/2021)

TÁC HẠI CỦA SỰ BẤT CẨN KHI CHIA SẺ THÔNG TIN QUA INTERNET

Vi phạm pháp luật khi chia sẻ thông tin số

Hoạt động 3

Tháng 3/2020, một chủ tài khoản Facebook chia sẻ lại một trang Facebook của mình thông tin sai sự thật về dịch COVID-19 từ một tài khoản Facebook khác với nội dung: “Bắt đầu từ ngày 28/3/2020, toàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị phong toả trong 14 ngày”.

Theo Luật An ninh mạng, hành vi của chủ tài khoản Facebook nói trên bị nghiêm cấm. Em hãy tìm hiểu điểm a khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ và cho biết, chủ tài khoản đó bị xử phạt bằng hình thức nào.

Đáp án:

Nhiều diễn đàn, trang tin và nguồn thông tin hoạt động theo hướng tự phát, thiếu kiểm duyệt. Điều này dẫn đến việc xuất hiện những thông tin sai sự thật, những lời lẽ thiếu văn hoá hay câu chuyện phi đạo đức. Những hành vi đó, theo điểm d khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 bị nghiêm cấm.

Hoạt động 4

Năm 2017, một người đàn ông bị toà án Thuỵ Sỹ tuyên phạt hơn 4 129 USD vì bấm nút Like các bình luận có nội dung nói xấu, phỉ báng người khác trên Facebook (Nguồn: Báo điện tử vietnamnet ngày 01/6/2017). Theo em, ngoài việc thể hiện sự vô văn hoá, việc bấm nút Like một thông tin sai trái có vi phạm pháp luật Việt Nam hay không?

Đáp án:

Khi người sử dụng mạng xã hội bấm nút Like, Share hay Comment đối với một nội dung thông tin sẽ tạo ra các tương tác khiến thông tin đó xuất hiện nhiều hơn, phổ biến rộng hơn trên các trang Facebook cá nhân. Nếu đó là thông tin vô căn cứ hay sai trái thì hành động bấm nút Like, Share hay Comment rõ ràng đã tiếp tay cho việc lan truyền thông tin đó. Vì vậy, hành vi đó có thể bị xử phạt theo khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

LUYỆN TẬP

Em hãy viết một đoạn mô tả ngắn về lịch sử của tỉnh hay thành phố của em, trong đó sử dụng và có trích dẫn hợp lí những hình ảnh, tư liệu và lời bình từ những tài liệu thu thập được trên Internet.

Đáp án: Hướng dẫn

Đoạn mô tả (không quan trọng nội dung viết về chủ đề gì, hình thức đẹp hay xấu) cần sử dụng và trích dẫn hợp lí những hình ảnh, tư liệu và lời bình từ những tài liệu thu thập được trên Internet.

VẬN DỤNG

Qua mạng xã hội, An thông báo rủ các bạn tới chúc mừng sinh nhật Bình tại nhà, trong thông báo có họ tên và địa chỉ nhà của Bình. An và các bạn không hỏi ý kiến Bình về việc này để tạo sự bất ngờ. Theo em, An có vi phạm Luật An toàn thông tin mạng không? Nếu An vi phạm, em hãy cho biết hậu quả có thể xảy ra.

Đáp án:

Việc làm của An vi phạm điểm c khoản 1 Điều 17 Luật An toàn thông tin mạng. Việc làm đó có thể làm tiết lộ họ tên, địa chỉ nhà, ngày sinh, nickname mạng xã hội của Bình.

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA

Em hãy nêu một số ví dụ về sự vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hoặc thiếu văn hoá thường gặp trong giao tiếp qua mạng.

Đáp án:

Một công ty tự ý lấy nhạc của một nhạc sĩ nước ngoài để chèn vào video giới thiệu sản phẩm công ty mà chưa xin phép tác giả ca khúc.

– Tự ý đăng hình ảnh của một người lên mạng xã hội và có những bình luận tiêu cực về người đó.

– Đưa ra các thông tin sai sự thật, bịa đặt về các ngôi sao điện ảnh, thông tin thời sự (ví dụ thông tin về Covid-19) rồi đi tuyên truyền cho mọi người.

Xem thêm các bài khác tại Giải bài tập sách giáo khoa Tin học Lớp 10 – Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×